Sau phẫu thuật rách sụn chêm có đá bóng được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Rách sụn chêm là loại chấn thương đầu gối khá phổ biến và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh. Rất nhiều người lo lắng là sau điều trị phẫu thuật rách sụn chêm có đá bóng được không, có gây khó khăn trong hoạt động hằng ngày không? Hãy cùng tìm hiểu ngay. 

1. Rách sụn chêm là gì?

1.1. Tìm hiểu về sụn chêm và rách sụn chêm

Sụn chêm là tấm đệm lót nằm giữa đầu trên của xương chầy và đầu dưới của xương đùi ở khớp gối. Sụn chêm dai, có tính đàn hồi như cao su đóng vai trò quan trọng tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Nhờ đó, khớp gối có thể chịu được toàn bộ trọng tải của cơ thể.

Rách sụn chêm là một loại chấn thương ở khớp gối phổ biến vì đây là vùng có nguy cơ bị thương cao nhất. Rách sụn chêm có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sụn sừng trước – sau, rách sụn vùng giàu mạch hoặc vô mạch,… Hình dạng của vết rách sụn chêm cũng khác nhau, có thể là rách theo chiều dọc, rách theo chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt hoặc rách theo nhiều hình dạng phức tạp khác. Nhưng có điểm chung là rách sụn chêm sẽ gây đau và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

Sụn chêm khớp gối ở vị trí nào?

Sụn chêm là tấm đệm lót nằm giữa đầu trên của xương chầy và đầu dưới của xương đùi ở khớp gối.

1.2. Nguyên nhân rách sụn chêm thường gặp

Rách sụn chêm có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn (thường là người trẻ tuổi). Theo đó, nguyên nhân rách sụn chêm thường đến từ:

– Ở trẻ em: Rách sụn do chấn thương thể thao, do vui chơi, chạy nhảy hoặc do tai nạn giao thông.

– Ở người lớn: Người trẻ tuổi bị rách sụn chêm khớp gối thường gặp nhất là do chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Ở người cao tuổi bị rách sụn chêm thường do thoái hóa xương.

2. Chẩn đoán và điều trị trường hợp rách sụn chêm

2.1. Chẩn đoán rách sụn chêm thông qua những phương pháp nào?

Để chẩn đoán chính xác về tình trạng rách sụn chêm và mức độ tổn thương của khớp gối, các phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định gồm có:

Chụp Xquang vùng khớp gối

Chụp cộng hưởng từ MRI vùng khớp gối

– Nội soi khớp gối

Ở mỗi phương pháp sẽ có những lợi thế nhất định. Chụp Xquang cho hình ảnh hẹp khe khớp. Chụp cộng hưởng từ MRI có giá trị hình ảnh cao hơn giúp chẩn đoán chi tiết về tình trạng chấn thương, phát hiện các tổn thương theo kèm nếu có như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, sụn khớp,… Còn nội soi khớp gối giúp nắm bắt được mức độ rách của sụn cũng như tình trạng của các bộ phận cấu tạo nên khớp gối.

Người bệnh thực hiện thăm khám đúng chuyên khoa để được đánh giá trên lâm sàng và chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp, cho kết quả chẩn đoán chính xác.

2.2. Các phương pháp chỉ định trong điều trị rách sụn chêm

Điều trị rách sụn chêm được chỉ định dựa theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Sau khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hiện nay, 2 phương pháp được thực hiện để điều trị rách sụn chêm gồm có:

– Điều trị không phẫu thuật với những tổn thương rách nhỏ: Thực hiện chườm đá, cố định gối, hạn chế vận động cùng kết hợp uống thuốc chống viêm, giảm sưng, chống phù nề.

– Điều trị phẫu thuật: Được thực hiện theo 2 kỹ thuật là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi . Trong đó phẫu thuật nội soi thể hiện ưu điểm nổi trội hơn hẳn và được ưu tiên thực hiện. Phẫu thuật điều trị rách sụn chêm gồm có phẫu thuật khâu sụn, ghép sụn và cắt sụn tùy theo từng loại tổn thương cụ thể.

Phương pháp điều trị bảo tồn khi bị rách sụn chêm

Chườm đã tại vùng gối là phương pháp điều trị rách sụn chêm ở những trường hợp nhẹ.

3. Giải đáp: Sau phẫu thuật rách sụn chêm có đá bóng được không?

3.1. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật rách sụn chêm

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật rách sụn chêm sẽ dựa theo kế hoạch điều trị và từng loại phẫu thuật được thực hiện. Trường phẫu thuật được thực hiện thành công thì thời gian hồi phục của người bệnh sẽ được đánh giá như sau:

– Đối với phẫu thuật cắt đi một phần của sụn chêm: Thông thường người bệnh có thể trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường sau 7-9 tuần.

– Đối với phẫu thuật khâu, sửa sụn chêm: Phẫu thuật khâu sụn chêm có thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với phẫu cắt sụn chêm, người bệnh có thể trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường sau khoảng 5,5 tháng.

– Đối với phẫu thuật ghép sụn chêm: Ở loại phẫu thuật này đòi hỏi thời gian phục hồi lâu nhất, khoảng từ 7,5 đến 16,5 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và quá trình phục hồi chức năng.

3.2. Sau hồi phục, người bệnh bị rách sụn chêm có đá bóng được không?

Việc đánh giá về khả năng có thể tiếp tục chơi các môn thể thao nói chung và có thể đá bóng nói riêng sau điều trị phẫu thuật rách sụn chêm là rất khó khẳng định vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ tổn thương sụn, kết quả phẫu thuật, hiệu quả điều trị, hiệu quả quá trình phục hồi chức năng sau điều trị.

Rách sụn chêm có đá bóng được không?

Rất khó để khẳng định người bệnh sau phẫu thuật rách sụn chêm có thể đá bóng lại được không vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Về cơ bản, trong những trường hợp chấn thương rách sụn chêm mức độ không quá nghiêm trọng, người bệnh vẫn có thể trở lại chơi bóng đá hay các bộ môn thể thao khác khi hồi phục tốt. Nhưng có thể gặp tình trạng giảm dần độ linh hoạt ở khớp gối. Còn ở những chấn thương rách sụn nghiêm trọng thì khả năng cao người bệnh phải rời xa các bộ môn thể thao vận động mạnh.

Để có thể trở lại chơi bóng sau phẫu thuật điều trị rách sụn chêm, bạn cần thực hiện theo đúng lộ trình phục hồi của bác sĩ, vận động ở mức điều độ trong giai đoạn phục hồi.

Tóm lại, rất khó để khẳng định sau phẫu thuật rách sụn chêm có đá bóng được không? Điều quan trọng hơn cả là người bệnh thực hiện điều trị đúng phương pháp và tuân thủ đúng theo các chỉ định cùng hướng dẫn chăm sóc để phục hồi khả năng vận động một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital