Vết thương sau khi nhổ răng số 8 (răng khôn) có mau lành hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng miệng. Vậy, sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì, kiêng ăn gì và cần làm gì để giảm đau và hạn chế biến chứng xảy ra cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Những thực phẩm sau khi nhổ răng khôn nên ăn?
Sau nhổ răng số 8 nên ăn thực phẩm gì để mau lành thương là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt. Bởi vì lúc này nướu răng rất nhạy cảm, vết thương đang khá non nếu như không cẩn thận sẽ gặp hệ luỵ không mong muốn. Vì vậy, các bác sĩ nha khoa thường khuyên nên ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ nuốt, để tránh gây kích ứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Dưới đây là một số những gợi ý về chế độ ăn uống mà người nhổ răng khôn nên duy trì trong khoảng 10-14 ngày đầu nhổ răng:
1.1 Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì? Cháo, súp
Đây là món đầu tiên không thể thiếu trong trường hợp bệnh nhân mới nhổ răng. Bởi vì vết thương sau nhổ răng còn rất mới, dễ bị nhiễm trùng, do đó việc nhai nghiền thức ăn khó khăn hơn. Lúc này, cháo hoặc súp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Khi chế biến nên bỏ thêm thịt, cá, rau xanh… để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và bù đắp đủ năng lượng cho cơ thể.
1.2 Các loại rau lá xanh và trái cây ngọt
Với hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cao nên rất tốt cho cơ thể đang trong quá trình hồi phục sau khi nhổ răng số 8. Hơn nữa trái cây có vị ngọt, mềm sẽ không gây kích ứng vùng mới nhổ răng như những loại quả chua, chát. Sinh tố là món được khuyến khích sử dụng vừa dễ ăn vừa không phải nhai quá nhiều. Một trong những loại quả được khuyến khích sử dụng là bơ. Với nguồn vitamin K, vitamin C và kali phong phú và mềm mịn thì đây là thực phẩm lý tưởng để chữa lành vết thương sau khi nhổ răng khôn.
1.3 Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì? Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều protein và axit béo omega-3, có tác dụng hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, cá hồi cũng rất mềm và dễ nhai, nên phù hợp cho người ăn sau khi nhổ răng.
1.4 Các loại sữa
Sữa đậu nành: chứa chất đạm lecithin có tác dụng làm máu đông nhanh, giảm các kích ứng hiệu quả và hỗ trợ vết thương mau lành hơn.
Sữa chua: chứa nhiều lợi khuẩn và khoáng chất như: Probiotic, Canxi, Phốt pho… sẽ giúp chống lại vi khuẩn có hại sẽ tấn công vị trí nhổ răng. Bên cạnh đó, khoáng chất Probiotic còn có khả năng giảm triệu chứng chóng mặt khi sử dụng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng khôn.
Ngoài ra nên bổ sung các loại thịt đỏ để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh nên bổ sung thêm các loại thịt bò, thịt heo được xay hoặc băm nhỏ trong bữa ăn hàng ngày.
2. Sau khi nhổ răng khôn nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là danh sách những đồ ăn người bệnh cần kiêng sau khi nhổ răng khôn, ít nhất trong 1-2 tuần đầu tiên:
– Đồ ăn cứng, dai: làm cho hàm phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến vô tình có thể làm tổn thương vùng nướu, gây đau nhiều hơn.
– Đồ giòn như bánh quy, bim bim,… vì những mảnh vụn của thức ăn rất dễ lọt vào chỗ trống mới nhổ, khó vệ sinh dẫn đến khả năng nhiễm trùng rất cao.
– Đồ ăn nóng: cản trở quá trình đông máu do làm giãn các mạch máu. Máu chảy nhiều hơn ở khu vực mới nhổ răng gây ra cảm giác đau đớn và có thể bị nhiễm trùng.
– Đồ chua chứa nhiều axit như chanh, cóc, me,… gây kích ứng vùng nướu, vết thương trở nên đau đớn và chảy máu nhiều hơn khi bị kích ứng.
– Chất kích thích, rượu bia được khuyến cáo nên kiêng ít nhất 5-7 ngày để vết thương được ổn định, tránh nhiễm trùng, biến chứng.
3. Chế độ chăm sóc nhổ răng khôn sau khi nhổ
Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý cũng cần được chú trọng. Để có thể loại bỏ các vi khuẩn có trong khoang miệng, tránh cho vùng nhổ răng bị viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành thương người bệnh cần tuân thủ những quy tắc sau:
– Uống thuốc theo đơn của bác sĩ: rất nhiều người tự ý mua thuốc giảm đau để uống mà không biết có thể gặp các tác dụng phụ như là: đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi… Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nha khoa vừa giảm đau vừa bảo đảm sức khoẻ.
– Kiểm soát sưng đau của răng bằng cách chườm lạnh: để làm dịu vết thương và giảm ê nhức, làm tan máu bầm trong những ngày đầu mới nhổ răng khôn có thể chườm lạnh. Tuy nhiên chỉ nên chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ không được chườm trực tiếp lên nướu.
– Uống đủ nước mỗi ngày, giữ cho miệng luôn ẩm. Việc này giúp tránh khỏi vi khuẩn có điều kiện phát triển và làm cho vết thương bị nhiễm trùng.
– Lưu ý cách vệ sinh răng miệng cẩn thận: không nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, vì việc này có thể làm quá trình đông máu bị chậm đi. Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn. Mọi thao tác trong quá trình này đều cần phải cẩn thận, tránh làm tổn thương đến vùng răng số 8 mới nhổ.
Trên đây là những thông tin về sau khi nhổ răng khôn thì nên ăn thực phẩm gì, kiêng ăn gì và một số quy tắc trong cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp bạn bớt lo lắng sau khi nhổ răng số 8 cũng như làm quá trình hồi phục là thương diễn ra nhanh chóng, tốt đẹp. Ngoài ra, nhổ răng khôn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng an toàn.