Chào bác sĩ, cho cháu hỏi sái quai hàm để lâu có sao không? Em họ cháu sau khi ngủ dậy thấy bị sái quai hàm, hàm lệch hẳn sang 1 bên. Gia đình đã đưa em đi khám nhưng bác sĩ bệnh viện chưa chỉ định gì, đang tiến hành chụp X-quang để kiểm tra. Gia đình rất sốt ruột và lo lắng. Xin bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc tư vấn giúp về tình trạng bệnh của em cháu. Cháu xin cảm ơn! Hoàng Thanh Hoa (Đông Anh – Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Sái quai hàm là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây khó khăn cho quá trình ăn uống, nói chuyện.
Menu xem nhanh:
Sái quai hàm để lâu có sao không?
Khi bị sái quai hàm, người bệnh không nên để lâu mà cần tới ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng bằng cách sờ nắn vị trí hàm, tìm kiếm tổn thương, hạch cổ hoặc những vấn đề khác ở vị trí hàm, mặt.
- Khám cận lâm sàng: Sau đó, người bệnh cần thực hiện chụp X-quang xương hàm để xác định vị trí sái lệch hàm và mức độ lệch. Chụp X-quang giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương là nhẹ – trung bình hay nghiêm trọng để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sái quai hàm gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt như đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù, cứng cổ, đau hàm, khó khăn khi há miệng, nghe thấy lộc khộc khi há… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất là có thể để lại di chứng lệch mặt, lệch hàm nếu không xử trí kịp thời và đúng cách.
Cách điều trị sái quai hàm hiệu quả, nhanh chóng
Với trường hợp của em bạn đang được khám nhưng chưa có chỉ định điều trị. Gia đình cũng không nên quá lo lắng. Sái quai hàm không phải là bệnh nặng, tùy vào mức độ sái bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Nắn quai hàm
Trong trường hợp sái quai hàm nhẹ, người bệnh được chỉ định nắn chỉnh quai hàm để lấy lại hình dáng như ban đầu.
Trước khi thực hiện nắn chỉnh quai hàm, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ cho người bệnh để hạn chế tối đa các cơn đau trong quá trình nắn chỉnh quai hàm. Người bệnh cần chỉnh lại tư thế ngồi một cách thoải mái nhất để thuận lợi cho quá trình nắn quai hàm.
Sau đó, bác sĩ sẽ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái. Sau đó dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần
Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và cử động dễ dàng. Điều này chứng tỏ xương hàm đã về đúng khớp.
Phẫu thuật
Với những trường hợp sái quai hàm nặng, không thể nắn chỉnh bằng tay thì người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Trường hợp này không nhiều và chỉ cần phẫu thuật khi đã được thăm khám với bác sĩ và có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Sái quai hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như viêm nhiễm vùng miệng, họng, nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên nghiến răng, cười lớn hoặc ngáp mạnh, làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi…Việc thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ sái quai hàm để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sau quá trình nắn chỉnh quai hàm, người bệnh cần hạn chế nói chuyện, há miệng to, ngáp lớn. Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng một số bài tập massage quai hàm và tập luyện cơ miệng để giúp quai hàm hồi phục nhanh hơn.
Chúc bạn sức khỏe!