Rối loạn nhịp tim: Biểu hiện và phương hướng điều trị bệnh

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, với các biểu hiện như đau tức ngực, khó thở hay tạo cảm giác khó thở. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.

1. Những điều cần biết về bệnh lý rối loạn nhịp tim

1.1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Thông thường đối với một trái tim khỏe mạnh, tần số tim dao động trung bình từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Rối loạn nhịp là tình trạng tim đập quá nhanh (tần số lớn hơn 100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số nhỏ hơn 60 lần/phút) ngay cả khi cơ thể đang ở trạng thái bình thường (không căng thẳng, áp lực hay hoạt động thể lực mạnh).

Hụt hơi, khó thở, thở gấp là những biểu hiện của rối loạn nhịp tim.

Hụt hơi, khó thở, thở gấp là những biểu hiện của rối loạn nhịp

1.2. Các biểu hiện nổi bật của loạn nhịp tim

Nhịp tim bị rối loạn xảy ra do sự co bóp không đều của tim, bệnh thường có một số biểu hiện cần chú ý như sau:

– Hay hồi hộp, đánh trống ngực

– Tức ngực, khó thở

– Thở ngắn

– Tim ngừng đập trong tích tắc rồi đập mạnh trở lại

– Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mất cân bằng

– Đổ mồ hôi

– Mệt mỏi thậm chí ngất xỉu

Một số trường hợp rối loạn nhịp hầu như không có triệu chứng và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên một số loại rối loạn có thể ảnh hưởng tới chức năng tim trong thời gian dài. Do đó, mọi người cần chú ý tới sức khỏe, không bỏ qua bất cứ triệu chứng bất thường nào để được thăm khám kịp thời.

1.3. Phân loại rối loạn nhịp tim

– Nhịp nhanh đều như nhịp tranh trên thất; nhịp nhanh thất

– Nhịp chậm đều như block nhĩ thất và suy nút xoang

– Nhịp không đều như ngoại tâm thu nhịp đôi; nhịp ba

– Tim loạn nhịp hoàn toàn như rung nhĩ

1.4. Nguyên nhân dẫn đến nhịp tim bị rối loạn

Rối loạn nhịp tim không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến nhịp tim rối loạn:

– Sẹo tim do từng bị đau tim trước đó

– Đã từng phẫu thuật tim mở

– Mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành…

– Tăng huyết áp

– Các nhóm bệnh liên quan tới tuyến giáp

– Tuổi tác cao

– Tiểu đường

– Các bệnh liên quan đến phổi như bệnh phổi mạn tính, viêm phổi

– Thiếu máu

– Tác dụng phụ của thuốc

– Căng thẳng, làm việc quá cật lực

– Sử dụng bia rượu, thuốc lá và chất kích thích liên tục

– Yếu tố di truyền

2. 4 biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Bệnh lý rối loạn nhịp sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm do sức mạnh của cơ tim bị yếu hoặc bị tổn thương, các mạch máu bị tác động xấu trong một thời gian dài. Theo nghiên cứu, rối loạn nhịp là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay. Do đó nếu không được điều trị đúng lúc sẽ gây ra các tình trạng nguy hiểm như:

– Suy tim: nhịp tim bị rối loạn thời gian dài làm suy giảm khả năng bơm máu và tống máu của quả tim. Bên cạnh đó khi rối loạn nhịp các mạch máu đi nuôi dưỡng tim cũng bị kém đi và kéo theo tình trạng suy tim.

Đột quỵ: nhịp tim bất thường có nguy cơ tạo nên các cục máu đông trong mạch máu, khi các cục máu đông này đi lên não hay đi vào các mạch máu nhỏ sẽ tạo nên sự tắc nghẽn mạch máu, tắc nghẽn sự lưu thông máu. Điều này gây chết tế bào não, chết dây thần kinh và dẫn đến chứng đột quỵ.

Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp

– Ngừng tim đột ngột: đây là biến chứng nguy hiểm có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nhồi máu cơ tim: nhịp tim bất thường gây ra cục máu đông. Khi cục máu đông di chuyển đến bất kỳ cơ quan nào sẽ để lại một số biến chứng như gây tắc mạch, nhồi máu mạc treo, nhồi máu thận, nhồi máu lách, gây thuyên tắc động mạch phổi …

Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp

Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của nhịp tim bị rối loạn

3. Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim ai cũng cần biết

Mặc dù là bệnh lý không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày nhưng nếu để kéo dài trong thời gian dài sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên ai trong chúng ta cũng nên tìm hiểu cách phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng nhịp tim bị rối loạn. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia tim mạch mà bạn nên tham khảo:

– Thực hiện chế độ ăn uống tốt cho tim mạch: tăng cường bổ sung trái cây, rau củ quả, các loại hạt, các loại thịt gia cầm (bỏ da). Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol, cắt giảm lượng muối và lượng đường nạp vào mỗi ngày.

– Thực hiện chế độ luyện tập hàng ngày: luyện tập thể thao và duy trì mỗi ngày hoặc ở mức độ thường xuyên.

– Xây dựng lối sống lành mạnh: cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích.

Khi thấy nhịp tim tăng nhanh và có cảm giác tức ngực nên hít thở sâu, nghỉ ngơi tại chỗ và tìm người hỗ trợ nhanh chóng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại liên tục thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh.

Rau, củ, quả là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

Rau, củ, quả là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

4. Chẩn đoán và phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy vào tình trạng bệnh lý và tình trạng tim đập, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp (có một số dạng loạn nhịp tim không cần điều trị).

4.1. Chẩn đoán

– Khám lâm sàng: Hỏi những triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải và thông tin tiểu sử gia đình.

– Khám cận lâm sàng: gồm điện tâm đồ ECG, siêu âm tim để kiểm tra hình ảnh, cấu trúc, chuyển động tim; holter điện tâm đồ; chụp CT mạch vành; MRI tim.

4.2 Phương pháp điều trị

– Nhịp tim nhanh: sử dụng thuốc để làm chậm và kiểm soát nhịp tim; phương pháp khảo sát điện học tim nhằm tìm ra và cô lập ổ gây loạn nhịp.

– Nhịp tim chậm: thường sử dụng phương pháp cấy máy tạo nhịp vào cơ thể giúp nhịp tim đập nhanh hơn.

– Loạn nhịp hoàn toàn: bệnh nhân cần phải uống thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông – nguyên nhân gây ra đột quỵ não.

Điều trị rối loạn nhịp sẽ đem lại hiệu quả bền vững hơn nếu người bệnh được phát hiện sớm và thăm khám kịp thời. Để tránh gặp phải các biến chứng liên quan, hãy luôn theo dõi sức khỏe và đến ngay khoa tim mạch nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital