Kinh nguyệt không đều là tình trạng bất cứ chị em phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ gặp phải. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp rối loạn kinh nguyệt là gì, khi bị rối loạn kinh nguyệt phải làm thế nào và đâu là cách điều trị. Cùng theo dõi nhé!
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ lặp lại sau mỗi 28 ngày, trong đó thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày, lượng máu mất đi ở mỗi kỳ hành kinh là từ 50ml đến 150ml. Một số chị em có chu kỳ lặp lại trong khoảng từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về vòng lặp chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh, lượng máu mất đi ở mỗi lần hành kinh.
– Vòng kinh bất thường khi vòng kinh ngắn dưới 21 ngày, kéo dài trên 35 ngày, thậm chí là không có trong thời gian dài (vô kinh).
– Số ngày có kinh bất thường khi nhỏ hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
– Lượng máu kinh mỗi chu kỳ bất thường khi lượng máu nhỏ hơn 50ml hoặc lớn hơn 150ml.
Ngoài ra, người bị rối loạn kinh nguyệt còn có thể gặp phải những triệu chứng đi kèm khác như đau đầu, bụng đau quặn, rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng,….
2. Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt rối loạn ở phụ nữ
Về nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, các bác sĩ chuyên khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ngày. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến là:
– Do tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
– Tăng giảm cân đột ngột
– Ăn kiêng
– Thay đổi môi trường sống
– Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Mất cân bằng nội tiết tố
– Uống thuốc tránh thai
– Rối loạn đông máu
– Bệnh viêm vùng chậu
– Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung hay cổ tử cung
– Hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm (ở phụ nữ dưới 40 tuổi)
– Do mắc những bệnh lây qua đường tình dục (STI)
– Mắc các bệnh lý về tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…
– Di truyền
3. Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm thế sao?
Rối loạn kinh nguyệt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm, chính vì vậy, rất nhiều chị em lo lắng không biết khi bị rối loạn kinh nguyệt phải làm thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi chị em thấy chu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn, thăm khám sức khỏe và có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh như:
– Xét nghiệm nội tiết tố
– Siêu âm (siêu âm đầu dò hoặc siêu âm bụng)
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị có thể thay đổi lối sống để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, hoặc dùng thuốc để điều trị, hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
– Phương pháp thay đổi lối sống: Phương pháp này được chỉ định khi rối loạn kinh nguyệt không phải do bệnh lý. Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về chế độ sinh hoạt và ăn uống như giảm muối, giảm caffeine, giảm đường, tránh uống rượu trước chu kỳ kinh nguyệt, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, giữ tâm lý thoải mái,…
– Phương pháp sử dụng thuốc để điều trị rối loạn kinh nguyệt: Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau để giảm đau bụng do kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố để điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu kinh hoặc để làm mất kinh theo chủ ý.
– Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp phẫu thuật: Chỉ định trong trường hợp bạn bị rối loạn kinh nguyệt bởi bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Phương pháp phẫu thuật có thể là mổ nội soi, mổ mở, bóc tách u, cắt bán phần/cắt toàn phần tử cung,buồng trứng,.. tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cả mong muốn của bệnh nhân.
4. Lưu ý khi đi khám rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt nếu không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời có thế dẫn đến những biến chứng xấu cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em. Vì vậy, ngay khi cơ thể có biểu hiệu bất thường chị em nên đi khám ngay. Một số lưu ý khi đi khám rối loạn kinh nguyệt giúp buổi khám diễn ra thuận lợi và có kết quả điều trị tốt là:
– Chị em nên lựa chọn cơ sở khám phụ khoa có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và có cơ sở vật chất hiện đại để giúp phát hiện chính xác tình trạng bệnh và có được phương pháp điều trị phù hợp.
– Hãy đặt lịch trước với bác sĩ để tránh phải chờ đợi lâu khi đi khám. Ngoài ra, ở một số bệnh viện khi đặt lịch trước có thể chọn bác sĩ, bạn có thể chủ động chọn bác sĩ nữ khám để tránh được ngại ngùng và dễ chia sẻ khi thăm khám.
– Chị em nên vệ sinh vùng kín trước khi thăm khám, tuy nhiên không thụt rửa quá mạnh hoặc dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn vì chúng có thể làm vi khuẩn ở âm đạo tạm thời bị tiêu diệt, từ đó gây khó khăn trong chẩn đoán và dẫn đến chẩn đoán sai lệnh.
– Khi đi khám rối loạn kinh nguyệt chị em nên mặc đồ rộng rãi như váy để việc thăm khám được thực hiện dễ dàng hơn.
– Chủ động trao đổi với bác sĩ tình trạng của bản thân (triệu chứng, thời gian, lối sống, môi trường sống,..
– Chị em có thể sẽ phải làm xét nghiệm máu vì thế nên nhịn ăn vào buổi sáng để kết quả xét nghiệm được chính xác.
Trên đây là những thông tin cơ bản về rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân, cách điều trị và những lưu ý cần thiết. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn kinh nguyệt phải làm như thế nào và những vấn đề liên quan. Nếu như có câu hỏi về rối loạn kinh nguyệt hay nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.