Răng khôn mọc ngầm trong xương là mối quan tâm của nhiều người đặc biệt trong độ tuổi 17 – 25. Bởi thông thường, tình trạng răng khôn mọc ngầm không chỉ gây ra đau đớn mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của hàm răng. Vậy răng khôn mọc ngầm nguy hiểm như thế nào? Có nên nhổ răng hay không? Bài viết dưới đây để được giải đáp tất cả các vấn đề xoay quanh răng khôn mọc ngầm.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng răng khôn mọc ngầm
1.1 Nguyên nhân răng khôn mọc ngầm trong xương
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là những chiếc răng mọc sau cùng ở trên cùng hàm thường diễn ra vào độ tuổi trưởng thành. Lúc này, xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên sẽ rất cứng chắc và nướu cũng sẽ dày hơn, do đó răng khôn mọc lên sẽ rất khó khăn.
Trên cung hàm cũng không còn chỗ trống, nên răng khôn thường có xu hướng bị mọc ngầm trong xương hàm hoặc vùng dưới nướu và gây đau nhức, ê buốt dữ dội. Thời gian mọc răng khôn khá dài, có những người kéo dài vài tháng hoặc đến vài năm.
1.2 Tác hại răng khôn mọc ngầm trong xương
Răng khôn mọc ngầm trong vùng xương hàm thường được các bác sĩ nha khoa khuyên nhổ càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy gây ra cho sức khỏe răng miệng. Điển hình là tránh bị nhiễm trùng, làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong khoang miệng. Cụ thể như sau:
– Làm lung lay các răng khác: Răng số 6, 7, 8 đều thuộc nhóm răng hàm lớn, thường có kích thước to với diện tích mặt nhai rộng. Nếu như răng sô 8 bị mọc ngầm trong xương và đâm thẳng vào răng số 7 thì khả năng chiếc răng này sẽ phải chịu nhiều tổn thương rất lớn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày nguy cơ răng số 7 lung lay thậm chí là rụng là rất cao. Khi đó, khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng vì răng số 6 và số 7 đóng một vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Thế nên cần phải nhổ bỏ răng khôn sớm để bảo vệ sự phát triển bình thường của các răng nằm xung quanh.
– Xảy ra viêm nhiễm: đây là một điều khó có thể tránh khỏi đối với những người có răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Tình trạng viêm nhiễm điển hình nhất là viêm lợi trùm, lợi che hết thân răng. Khi đó, lợi có màu đỏ tươi, không săn chắc, hay chảy máu và xuất hiện mùi hôi miệng. Người bệnh mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.
– Sâu răng do có nhiều loại vi khuẩn phát sinh trong khoang miệng nếu răng khôn mọc không đúng hướng. Sâu răng nằm phía trong các nhóm răng hàm lớn thường khó điều trị hơn bởi vị trí này khó quan sát và nhận biết được tình trạng sâu răng.
– Là tác nhân gây ra u nang xương hàm: răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm trong khu vực xương hàm là tác nhân làm hỏng cấu trúc xương và dây thần kinh xung quanh đó. Tình trạng xảy ra gọi là u nang xương hàm và cần thực hiện loại bỏ mô xương đang bị u nang nếu muốn khắc phục hoàn toàn.
– Rối loạn về phản xạ và cảm giác: tại vị trí răng khôn mọc ngầm thường có rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Trong trường hợp người có răng khôn mọc ngầm chèn lên dây thần kinh sẽ làm tê hoặc mất cảm giác ở vùng niêm mạc,…
Do đó, các bác sĩ nha khoa hay khuyên rằng răng khôn cần được nhổ càng sớm càng tốt nhất là những chiếc răng bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Khí đó, hạn chế các biến chứng và việc nhổ răng khôn sẽ có thuận lợi hơn.
2. Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm như thế nào?
Ngày nay với kỹ thuật y khoa phát triển, việc nhổ răng khôn cũng không còn là một vấn đề quá phức tạp như suy nghĩ của nhiều người. Thông thường quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm thường diễn ra với các bước như sau:
– Bước 1: Kiểm tra tổng quát và chụp Xquang để biết được chính xác tình trạng của răng khôn mọc ngầm cùng với đánh giá sức khỏe răng miệng hiện tại. Những bệnh lý răng miệng mà bệnh nhân gặp phải cũng sẽ được phát hiện ở giai đoạn này. Bác sĩ chuyên khoa đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân trước khi tiến hành nhổ răng.
– Bước 2: Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (nếu có) để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn mọc ngầm diễn ra an toàn nhất.
– Bước 3: Tiến hành vệ sinh khoang miệng cùng gây tê. Bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ trước khi nhổ, việc này sẽ hạn chế không bị nhiễm trùng cho khu vực nhổ răng. Các thiết bị y tế cũng được khử trùng rất kỹ để tránh bội nhiễm. Sau đó, bệnh nhân được gây tê để giảm cảm giác đau đớn trong và sau khi nhổ răng.
– Bước 4: Thực hiện nhổ răng khôn mọc ngầm bằng cách rạch lợi và mở xương. Đây là bước quan trọng nhất để xử lý răng khôn mọc ngầm. Bác sĩ sẽ thực hiện với những dụng cụ chuyên dụng để lấy răng khôn ra. Đối với răng khôn mọc ngầm thì thường bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật chia cắt răng ra nhiều phần nhỏ sao cho phù hợp rồi mới lấy từng phần của răng ra.
– Bước 5: Khâu vết thương và cầm máu sau khi lấy được răng khôn ra khỏi.
– Bước 6: Dặn dò bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo vết thương được hồi phục nhanh nhất đồng thời hẹn lịch tái khám cho lần sau để kiểm tra vết thương.
Sau khi nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm thì sẽ phải mất một khoảng thời gian để vết thương lành lại, hồi phục như cũ. Cùng với đó là chế độ vệ sinh và dinh dưỡng phù hợp để hạn chế biến chứng. Nếu như được nhổ đúng kỹ thuật thì ngay sau 1 ngày, chỗ nhổ đau ít, chỉ sưng nề nhẹ và không có tình trạng viêm, sốt hay chảy máu. Sau khoảng thời gian này thì người bệnh hoàn toàn yên tâm về sức khỏe răng miệng của mình.