Khi răng khôn mọc ngầm 90 độ, thường xảy ra các tình trạng sưng, đau… gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi cho người bệnh. Ngoài ra, tình trạng này thường dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Menu xem nhanh:
1. Khái quá về tình trạng răng khôn mọc 90 độ
1.1. Răng khôn mọc ngầm 90 độ là như nào?
Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8, là loại răng hàm lớn thứ ba và mọc cuối cùng trong hàm của con người. Thường thì chúng bắt đầu mọc từ độ tuổi 17 đến 25. Tuy nhiên, răng khôn gây ra nhiều tranh cãi do chức năng của chúng không rõ ràng và thường gây phiền toái. Tuy không bắt buộc cứ có răng khôn là phải nhổ, nhưng hầu hết các trường hợp răng khôn sẽ gây ảnh hưởng lề lâu dài. Vì thế, tốt nhất nên đi khám để bác sĩ kiểm tra trực tiếp mức độ và khả năng phát triển của răng khôn để có thể ra quyết định nhổ hoặc không.
Với trường hợp có đủ 32 chiếc răng, tức là 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới, thì sẽ có 4 chiếc răng khôn. Tuy nhiên, thực tế nhiều người chỉ có 2 hoặc không có răng khôn nào. Theo thống kê, tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch nguy hiểm nhiều hơn so với răng khôn hàm trên. Hiện nay, hàm của người trưởng thành thường chỉ có chỗ cho 28 chiếc răng, bao gồm 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
1.2. Biến chứng có thể có nếu răng khôn mọc ngầm 90 độ
Các vấn đề liên quan đến răng khôn có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và cấu trúc của hàm:
– Tình trạng sâu răng: Răng khôn thường mọc lệch 90 độ và nằm trong cùng hàm, khó vệ sinh thức ăn và dễ làm cho vi khuẩn tích tụ. Điều này có thể gây sâu răng, gây đau đớn và nhiễm trùng.
– Viêm lợi: Vị trí không thuận lợi của răng khôn khiến thức ăn dễ tích tụ và gây viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc cảm giác cứng hàm khi không thể mở miệng to.
– Huỷ hoại xương và hàm răng: Nếu răng khôn mọc lệch và đâm vào răng bên cạnh, có thể gây hủy hoại răng đó, làm tiêu huỷ xương và cuối cùng dẫn đến việc phải nhổ răng. Triệu chứng thường bao gồm đau âm ỉ kéo dài ở khu vực này.
– Nguy cơ lan truyền nhiễm: Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng từ răng khôn có thể lan sang các khu vực xung quanh như tai, má, mắt và cổ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những vấn đề này nên được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp để tránh những tác động tiêu cực lâu dài và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
2. Răng khôn mọc lệch nên được nhổ khi nào?
Răng khôn mọc lệch nên được xem xét, cân nhắc nhổ trong các trường hợp sau:
Răng khôn lệch ngầm có thể gây ra vấn đề về nướu bởi việc chèn ép các răng khác, dẫn đến đau và sưng, đặc biệt khi chúng chỉ mọc lên một phần (bán ngầm). Việc răng mọc bán ngầm có thể gây nhiễm trùng, hình thành nang hoặc tạo khối sưng tại mô nướu và xương hàm. Sức khỏe tổng thể của người mắc có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng nếu bị ảnh hưởng bởi điều này.
Răng khôn mọc lệch ngầm có thể gây tổn hại cho răng lân cận. Các túi xung quanh răng khôn tạo nơi lắng đọng các mảng bám vi khuẩn, thức ăn và cao răng. Điều này dễ dẫn đến sự hình thành sâu tại chân răng, đặc biệt là răng lân cận (răng số 7). Nếu sâu răng phát triển rộng tại chân răng số 7, có thể buộc phải nhổ cả răng khôn và răng số 7. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai do răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai.
Răng khôn lệch ngầm có thể cản trở chuyển động của hàm và ảnh hưởng đến chức năng nhai của bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Các câu hỏi quan trọng cần đặt ra là: Răng khôn có chà sát lên các mô mềm trong miệng không? Nó có làm bạn cắn vào má không? Thức ăn có bị kẹt dưới mô nướu xung quanh răng khôn, gây ra sưng và/hoặc đau nướu khi nhai? Đây là những vấn đề cần được giải quyết để bạn có thể nhai thức ăn tốt và tạo điều kiện cho tiêu hóa hiệu quả.
Nếu thực tế răng khôn sẽ không mọc lên hoàn toàn và đang có hai trường hợp xảy ra: di chuyển về hướng chân răng lân cận hoặc không bao giờ tiếp xúc với răng đối diện. Khi răng khôn cố gắng mọc lên, chúng di chuyển trong xương hàm. Nếu di chuyển theo hướng chân răng lân cận và gây áp lực lên răng này, sẽ gây tiêu chân răng. Điều này có thể làm hỏng vĩnh viễn răng lân cận và có thể phải thực hiện phẫu thuật hoặc nhổ răng lân cận. Ngoài ra, trong trường hợp răng khôn sẽ không tiếp xúc với răng đối diện, thì nó sẽ không có công dụng trong chức năng nhai và những rủi ro của việc giữ lại răng khôn này thường có thể vượt xa lợi ích của việc giữ nó. Ngược lại, nếu răng khôn mọc ngầm và không gây hại, thì tốt nhất là để nó ở vị trí hiện tại.
Răng khôn gây chèn ép và xô lệch các răng phía trước, có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chỉnh nha. Việc nhổ răng khôn để thực hiện niềng răng thường được đề xuất bởi các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha, và quyết định nhổ này thường tùy theo từng giai đoạn trong quá trình nắn chỉnh răng.
3. Những trường hợp nào không khuyến khích phải nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn không được khuyến khích trong các trường hợp sau:
– Tình trạng khỏe mạnh (không có triệu chứng lâm sàng).
– Răng khôn đã hoàn toàn mọc lên, ra hẳn ngoài lợi và không vẹo
– Vị trí mọc chính xác và không gây quá chen chúc răng lân cận.
– Răng khôn hoạt động đúng chức năng.
Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch là một kỹ thuật thông thường được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Ưu điểm của kỹ thuật này tại TCI là tránh các biến chứng của răng khôn, chẳng hạn như đau, sâu răng ở răng lân cận, viêm nhiễm và sự di chuyển của răng số 7.
Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng đã hình thành khoảng 2/3. Sau 35 tuổi, việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ trở nên khó khăn hơn do xương đã cứng và đặc hơn.