Răng khôn thuộc nhóm răng hàm là những răng mọc cuối cùng, khi cung hàm đã mọc đủ răng. Loại răng này mọc thường gây nên đau đớn và những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên răng khôn có nên nhổ? Có thể giữ lại răng khôn không?
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về răng khôn
Răng khôn là những răng mọc cuối cùng trong cung hàm, trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Răng khôn thường gây nên cảm giác đau đớn và có thể biến chứng thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Một người có đủ 32 răng sẽ có 4 răng khôn, mọc ở 4 góc của hàm.
2. Răng khôn có nên nhổ?
Vậy răng khôn có nên nhổ? Theo bác sĩ, tuy răng khôn không mang đến lợi ích gì, thậm chí còn gây hại cho sức khoẻ tuy nhiên không phải lúc nào mọc răng khôn cũng nên nhổ.
2.1 Trường hợp nhổ răng khôn
– Khi mọc răng bị đau đớn, nhiễm trùng hoặc bị u nang ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.
– Có khe giắt ở răng khôn và những răng bên cạnh, có thể ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.
– Không có răng đối diện ăn khớp của răng khôn, dẫn đến răng khôn trồi xuống hàm đối diện và gây lở loét hàm.
– Bị viêm nha chu hoặc sâu ở răng khôn.
– Khách hàng có nhu cầu chỉnh nha hoặc thẩm mỹ răng như làm răng giả.
– Răng khôn gây ra một số bệnh toàn thân.
2.2 Đối tượng có thể bảo tồn răng khôn
– Răng mọc thẳng bình thường, không có biến chứng gì ảnh hưởng đến sức khoẻ.
– Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn đông cầm máu, tim mạch…
– Có liên quan đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm…nhưng không thực hiện được phẫu thuật chuyên biệt.
3. Phương pháp nhổ răng khôn
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn để khách hàng có thể lựa chọn là phương pháp truyền thống và phương pháp sóng siêu âm Piezotome.
3.1 Phương pháp truyền thống
Phương pháp này có chi phí tương đối rẻ, chỉ sử dụng những dụng cụ nha khoa đơn giản như kìm, bẩy và dao rạch để có thể lấy răng khôn ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện nhổ răng khôn ở các cơ sở nha khoa kém uy tín, sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, đau và biến chứng. Bên cạnh đó, dụng cụ y tế không được tiệt trùng sạch sẽ có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng tại khu vực phẫu thuật.
3.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp sóng siêu âm được sử dụng tác động của sóng siêu âm để nhẹ nhàng bóc tách nước và đưa răng khôn ra ngoài. Sau đó, cũng chính sóng siêu âm sẽ khoá mạch máu nhanh chóng để không gây nên hiện tượng chảy máu. Chính vì vậy, phương pháp này có những ưu điểm vượt trội như: không gây chảy máu, biến chứng và người bệnh nhanh chóng hồi phục và quay trở lại với công việc.
4. Thắc mắc xoay quanh nhổ răng khôn
4.1 Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn phụ thuôc vào nhiều yếu tố như: cơ sở y tế thực hiện, phương pháp lựa chọn, tay nghề bác sĩ cũng như hệ thống trang thiết bị lựa chọn. Nếu lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bạn sẽ được tiêm tê với liều lượng phù hợp, tư vấn lựa chọn phương pháp tốt cũng như thực hiện nhổ răng khôn an toàn và đúng chuẩn. Ngược lại, nếu không xem xét các yếu tố và chỉ chú trọng đến giá cả mà các bên nha khoa kém chất lượng chào mời, người dùng sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị những biến chứng này còn cao hơn nhiều lần so với chi phí nhổ răng khôn.
4.2 Nhổ răng khôn có gặp biến chứng không?
Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải nếu nhổ răng khôn ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng có thể kể đến như:
– Hiện tượng chảy máu, rỉ máu nhiều xuất hiện khiến người bệnh bị mất máu nhiều.
– Khả năng gặp phải tình trạng nhiễm trùng cao.
– Có thể xâm lấn đến phần mô và xương của những răng lân cận.
– Sót lại chân răng, khiến cho bệnh nhân bị sưng lợi, viêm và có khả năng sốt cao.
– Có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh của người bệnh.
– Bị đau và sưng tấy khu vực nhổ răng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho câu hỏi “răng khôn có nên nhổ“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hiện tượng này, bạn có thể liên hệ với nha sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để có được lời giải đáp chính xác nhất.