Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ là một hoạt động bắt buộc của Bộ Y tế dành cho những công ty đang sử dụng nguồn lao động. Vậy hoạt động này có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động và cả doanh nghiệp, bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Quy định về hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp được đề cập trong Thông tư 14, bao gồm:
– Doanh nghiệp cần thực hiện khám sức khỏe của nhân viên của mình ít nhất là 1 lần trên năm. Đối với những đối tượng người lao động như làm việc nặng nhọc, trẻ vị thành niên, người khuyết tật,… thì cần được thực hiện khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.
– Người lao động là phụ nữ cần phải được khám phụ khoa, ngoài ra những người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cũng cần phải được thăm khám nhằm phát hiện những bệnh nghề nghiệp.
– Doanh nghiệp cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho những lao động chuẩn bị chuyển sang việc làm nặng nhọc hơn, nguy hiểm hơn hoặc những người đã từng bị tai nạn lao động nghề nghiệp.
– Mọi chi phí khám chữa bệnh sẽ do doanh nghiệp thực hiện chi trả, không bao gồm những dịch vụ khác ngoài những dịch vụ doanh nghiệp đã đăng ký lúc đầu.
2. Tầm quan trọng trọng của hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp
2.1. Tầm quan trọng của khám sức khỏe doanh nghiệp đối với người lao động
– Khám sức khỏe định kỳ giúp người lao động phát hiện sớm những mầm bệnh trong cơ thể.
– Nhận được những phác đồ điều trị sớm, hợp lý và hiệu quả cao nếu trong quá trình thăm khám phát hiện ra bệnh.
– Giúp người lao động nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân để có những chế độ sinh hoạt phù hợp hơn.
– Khám sức khỏe định kỳ giúp nâng cao chất lượng không chỉ là đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là cuộc sống lao động, an tâm sản xuất.
2.2. Tầm quan trọng của khám sức khỏe doanh nghiệp đối với người sử dụng lao động
– Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên như một chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
– Giúp giữ chân người lao động, gắn bó với doanh nghiệp.
– Giúp nâng cao chất lượng và năng suất làm việc của nhân viên.
– Là sợi dây gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp.
3. Quy trình thực hiện gói khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Dưới đây là quy trình thường gặp khi khám sức khỏe công ty theo thông tư 14:
Bước 1: Lấy mẫu xét nghiệm
Sở dĩ lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện đầu tiên là bởi trước khi lấy mẫu xét nghiệm, người khám không được dụng nạp bất cứ hợp chất nào vào cơ thể, chỉ nên uống nước lọc. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để lấy mẫu xét nghiệm chính là buổi sáng sớm. Điều này đòi hỏi người bệnh không được ăn sáng trước khi xét nghiệm máu để tránh ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
Bước 2: Khám lâm sàng
Nhân viên sẽ được đo các chỉ số sinh tồn như huyết áp, chiều cao, cân nặng và thực hiện thăm khám các chuyên khoa như tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt,… Ngoài ra, người lao động là phụ nữ sẽ có khám phụ khoa là danh mục bắt buộc có trong gói khám.
Tại bước thăm khám này, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, thuốc đang sử dụng và những triệu chứng đang gặp phải. Điều bạn cần làm chính là trả lời thành thật tất cả các câu hỏi để bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra những chỉ định tiếp theo.
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Người lao động sẽ được thực hiện danh mục chẩn đoán hình ảnh, cụ thể là chụp X-quang, nhằm xem xét và đánh giá những cơ quan được chụp. Chụp X-quang là danh mục chẩn đoán hình ảnh duy nhất Bộ Y tế bắt buộc phải có trong quy trình khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, người lao động có thể chủ động đăng ký thêm các danh mục khác theo nhu cầu của bản thân nhưng phải chi trả chi phí những danh mục đăng ký thêm này.
Bước 4: Đọc kết quả
Sau khi đã hoàn thành các bước thăm khám đã nêu trên, người lao động sẽ quay lại phòng khám ban đầu để được tư vấn và đọc kết quả.
Kết quả đọc dù tốt hay xấu thì bạn cũng cần phải chú ý lắng nghe và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu kết quả tốt thì bạn cũng không được chủ quan, duy trì thói sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe tốt hơn nữa. Nếu kết quả không được như ý muốn, cũng đừng quá lo lắng, hãy chú ý lắng nghe những chỉ định của bác sĩ để có phác đồ điều trị một cách hiệu quả.
4. Những lưu ý trước khi thực hiện khám sức khỏe cho nhân viên
Trước khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, cần ghi nhớ những lưu ý sau:
– Nếu trong gói khám có danh mục siêu âm, người khám cần uống nhiều nước lọc và nhịn tiểu để hình ảnh siêu âm được rõ nét và chính xác hơn.
– Người lao động là nữ đang mang thai không nên thực hiện chụp X-quang vì tia X từ máy X-quang có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
– Tùy vào môi trường làm việc và yêu cầu của doanh nghiệp mà mỗi gói khám sức khỏe định kỳ cho mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
– Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thông tin về buổi thăm khám sức khỏe cho nhân viên.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám sức khỏe cho công ty.
Doanh nghiệp cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám sức khỏe cho nhân viên, bởi hoạt động này liên quan đến sức khỏe nguồn lao động của doanh nghiệp. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị đảm bảo chất lượng thăm khám cho mọi doanh nghiệp. Thu Cúc TCI sở hữu chất lượng dịch vụ y tế hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, quy tụ các các sĩ giỏi và đội ngũ nhân viên y tế tận tâm với nghề, thân thiện với khách hàng. Tại đây còn có dịch vụ hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm và thăm khám tận nơi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất. Ngoài ra, TCI còn tặng cho bộ ảnh và video thăm khám chất lượng cao cho doanh nghiệp có nhu cầu.
Trên đây là những thông tin về hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho các công ty và người sử dụng lao động, hy vọng người đọc đã có thêm những kiến thức liên quan đến vấn đề trên.