Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không những là phương pháp để kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của họ với doanh nghiệp mà đó còn là cách để công ty thể hiện sự quan tâm đối với nhân sự của mình. Vậy quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty được thực hiện như thế nào?

1. Khám sức khỏe công ty và những lợi ích không thể bỏ qua

– Giúp bảo vệ sức khỏe người lao động: Mỗi môi trường làm việc đều tiềm ẩn những nguy cơ nghề nghiệp riêng. Việc tiếp xúc với quá nhiều hóa chất độc hại, khói bụi công nghiệp,… sẽ tạo nên những nguy cơ bệnh tật đối với người lao động.

– Giúp ổn định lực lượng sản xuất và tạo sự gắn bó cho người lao động đối với doanh nghiệp: Mỗi lao động đều được coi là “mắt xích” quan trọng tạo nên năng suất cho doanh nghiệp. Do đó, nếu sức khỏe không đảm bảo sẽ dễ diễn ra tình trạng nghỉ phép, việc làm trì trệ,… gây tác động xấu tới dây chuyền làm việc. Do đó, khám sức khỏe công ty sẽ giúp người lao động bảo vệ sức khỏe và giúp doanh nghiệp ổn định lực lượng sản xuất đồng thời tạo niềm tin và sự gắn bó của người lao động.

– Tiết kiệm chi phí cho người lao động: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi năm chúng ta nên thăm khám từ 1 – 2 lần. Do đó, nếu không khám tại doanh nghiệp thì người lao động có thể sẽ phải chi trả thêm các khoản phí thăm khám cá nhân khác.

– Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp: Có thể nói rằng khám sức khỏe cho người lao động sẽ là một điểm cộng để giúp doanh nghiệp chiêu mộ nguồn nhân lực chất lượng tốt. Do đó, hiện nay có nhiều nhà tuyển dụng đã đưa yếu tố này vào để thu hút nguồn nhân tài.

Quy trình khám sức khỏe cho người lao động

Khám sức khỏe công ty giúp người lao động bảo vệ sức khỏe

2. Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty được thực hiện như thế nào?

2.1. Hiểu rõ về quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty

Quy trình khám sức khỏe tại doanh nghiệp không quá phức tạp. Thông thường người lao động chỉ cần trải qua những bước sau:

Bước 1 – Tiến hành làm thủ tục và nhận hồ sơ khám bệnh: Trước đó doanh nghiệp đã làm việc với cơ sở y tế về hồ sơ thăm khám do đó khi đến làm thủ tục người lao động chỉ cần kiểm tra lại thông tin và nhận bộ hồ sơ này.

Bước 2 – Tiến hành đo thể lực bao gồm cân nặng, chiều cao và huyết áp.

Bước 3 – Lấy mẫu xét nghiệm: Các mẫu được lấy là máu và nước tiểu. Sẽ có những cơ sở y tế sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm trước đó cho doanh nghiệp để không mất quá nhiều thời gian đợi kết quả. Nên có thể mẫu máu và nước tiểu sẽ được lấy trước đó vài ngày, trường hợp không lấy tận nơi người lao động có thể lấy mẫu xét nghiệm tại cơ sở y tế.

Bước 4 – Thăm khám các chuyên khoa riêng biệt: Ở bước này sẽ tùy thuộc vào danh mục của từng doanh nghiệp mà người lao động sẽ tiến hành thăm khám. Thông thường các chuyên khoa sẽ bao gồm: Khám tai mũi họng, răng hàm mặt, khám nội, da liễu, phụ khoa,…

Bước 5 – Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng: Các danh mục này thường là X-Quang, siêu âm, điện tim,…

Bước 6 – Trả kết quả thăm khám: Đây là bước cuối cùng của quá trình thăm khám, tại đây người lao động sẽ được bác sĩ đọc kết quả và tư vấn điều trị (nếu phát hiện bệnh).

Quy trình khám sức khỏe tại công ty

Nhiều cơ sở y tế xây dựng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí

2.2. Trong quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty cần lưu ý gì?

Khi đi khám sức khỏe tổng quát tại công ty người lao động cần chú ý:

– Không ăn sáng hay uống những đồ có đường, gas hoặc chất gây nghiện như cà phê, trà,…

– Nhịn tiểu và uống nhiều nước khi tiến hành siêu âm bụng tổng quát.

– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên khám phụ khoa.

– Tránh quan hệ tình dục trước khi thăm khám phụ khoa.

– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ để không ảnh hưởng tới tầm nhìn trong suốt quá trình thăm khám.

– Chuẩn bị tiền sử bệnh lý và những thắc mắc để trao đổi với bác sĩ trong quá trình thăm khám.

– Chuẩn bị kinh phí trong trường hợp muốn đăng ký khám thêm.

– Mang theo giấy tờ tùy thân khi thăm khám.

Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty

Người lao động không ăn sáng hay uống những đồ có đường, gas hoặc chất gây nghiện như cà phê, trà,… khi khám sức khỏe tổng quát

3. Doanh nghiệp bị phạt nếu không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên

Theo điều 21 của Luật an toàn và vệ sinh lao động năm 2015 thì:

– Mỗi năm người lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên của mình ít nhất một lần. Đối với lao động làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, người khuyết tật thì cần được khám ít nhất 6 tháng một lần.

Theo quy định này thì doanh nghiệp bắt buộc phải thăm khám sức khỏe cho nhân viên. Nếu vi phạm thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt theo Khoản 2 Điều 21 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ mỗi người lao động (Tối đa không quá 75 triệu đồng) đối với các cá nhân không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Trừ trường hợp người lao động không muốn tham gia thăm khám.

– Riêng đối với các tổ chức thì phạt tiền gấp đôi cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động có thể bị phạt lên đến 150 triệu đồng.

Như vậy, khám sức khỏe cho người lao động là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp , do đó mỗi công ty nên tổ chức thăm khám cho nhân viên của mình từ 1 – 2 lần/ năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital