Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là cách thức đơn giản nhất giúp gắn kết mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Vậy quy trình của một gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp diễn ra như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Ý nghĩa của khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
1.1. Ý nghĩa với cá nhân
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp đem lại cho người lao động nhiều lợi ích như:
– Chẩn đoán và kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các nguy cơ bất thường, các bệnh lý tiềm ẩn để kịp thời điều trị.
– Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động.
– Giúp nâng cao chất lượng sống để người lao động có đủ sức khỏe để làm việc.
1.2. Ý nghĩa với doanh nghiệp
Không chỉ đem lợi ích cho người lao động, khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp còn là “món hời” cho doanh nghiệp.
– Giúp bảo vệ sức khỏe cho người lao động cũng chính là bảo vệ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
– Giúp nâng cao năng suất lao động, giảm tai nạn lao động cũng như những bệnh nghề nghiệp liên quan.
– Là cách để thu hút và giữ chân người lao động bởi vì đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chế độ chăm sóc và phúc lợi cho người lao động của doanh nghiệp.
2. Những điều cần biết khi khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
2.1. Tần suất khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Theo quy định của luật lao động, đối với người lao động làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.
2.2. Danh mục khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Nội dung danh mục khám của khám sức khỏe cho doanh nghiệp phải được áp dụng theo pháp luật nhà nước. Bao gồm các danh mục như sau:
- Khám thể lực chung bao gồm đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, đo huyết áp và nhịp thở.
- Khám lâm sàng toàn diện theo các danh mục: khám nội, ngoại, khám da liễu, khám phụ khoa, khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt…
- Khám cận lâm sàng bắt buộc bao gồm xét nghiệm máu để phân tích công thức máu, đường máu và xét nghiệm nước tiểu.
- Khám cận lâm sàng khác: Chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ.
3. Quy trình khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Bước 1: Làm thủ tục và nhận hồ sơ khám bệnh ở quầy lễ tân
Bước này thường diễn ra rất nhanh gọn, thủ tục cần làm chỉ là cung cấp 1 số thông tin cá nhân và một số tiền sử bệnh hoặc những bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Những thông tin này sẽ được ghi vào hồ sơ khám bệnh để bác sĩ thăm khám chính nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bước 2: Tiến hành khám thể lực chung
Ở bước này, người lao động sẽ được thăm khám về: chiều cao, cân nặng và tiến hành đo huyết áp, đo mạch.
Bước 3: Tiến hành khám các chuyên khoa lâm sàng
Những hoạt động kiểm tra lâm sàng sẽ được tiến hành sau khi khám thể lực. Ở bước này, người lao động sẽ được kiểm tra tổng quát với các danh mục:
– Khám răng hàm mặt.
– Khám nội.
– Khám da liễu.
– Khám phụ khoa (danh mục dành riêng cho người lao động nữ).
Bước 4: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu
Người lao động sẽ được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu. Tại bước này các mẫu máu và nước tiểu sẽ được các bác sĩ đêm đi phân tích công thức máu, đường máu và tổng phân tích nước tiểu.
Bước 5: Tiến hành khám chẩn đoán hình ảnh
Bước kiểm tra cuối cùng mà người lao động phải thực hiện là tiến hành chẩn đoán hình ảnh. Trước khi tiến hành nhận chẩn đoán, người lao động sẽ đi chụp X-quang, điện tim. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu thêm siêu âm, chụp điện tâm đồ,… để đảm bảo có kết quả khám bệnh cho người lao động chuẩn xác nhất.
Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn cho người lao động
Khi kết thúc quá trình khám sức khỏe định kỳ, người lao động sẽ được nhận kết quả khám bệnh. Khi nhận kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt dành cho người lao động.
Bước 7: Trả hồ sơ khám bệnh cho người lao động
4. Các lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
4.1. Lưu ý dành cho doanh nghiệp
Hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp thường chỉ diễn ra một lần trong năm, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần lưu ý những điều sau:
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ chuyên gia giỏi, không gian thăm khám rộng rãi, thiết bị máy móc khám bệnh hiện đại,… để quá trình thăm khám của nhân viên được diễn ra thuận lợi nhất, đồng thời, giúp kết quả thăm khám của người lao động được chính xác nhất.
– Xây dựng danh mục khám phù hợp để đảm bảo kết quả thăm khám chi tiết và phù hợp với đặc thù của người lao động.
– Chuẩn bị hồ sơ của người lao động và tổ chức nhắc nhở người lao động những lưu ý trước khi thăm khám.
Để nói đến các cơ sở ý tế luôn hỗ trợ trong việc khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp, không thể không nói đến Thu Cúc TCI – luôn đưa ra những chính sách phù hợp và hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp có ý định khám sức khỏe cho người lao động. Thấu hiểu mỗi doanh nghiệp có một đặc thù nghề nghiệp riêng, tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động, TCI cũng hỗ trợ thiết kế gói khám tùy theo yêu cầu mỗi công ty, có thể bổ sung thêm các danh mục khám nâng cao như siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, nội soi dạ dày, xét nghiệm tầm soát ung thư,…Ngoài ra, TCI còn hỗ trợ thăm khám trực tiếp tại công ty đối với những doanh nghiệp ở xa và khó khăn trong di chuyển.
4.2. Lưu ý dành cho người lao động
Để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, người lao động cũng cần chú ý một số điều:
– Cung cấp đầy đủ thông tin để doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thăm khám.
– Thực hiện đúng các lưu ý mà cơ sở khám bệnh và o công ty đã nhắc nhở để phục vụ quá trình thăm khám.
– Không nên ăn uống trước khi khám sức khỏe để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác nhất.
– Tham gia đầy đủ các hoạt động trong gói khám sức khỏe. Bởi vì đây không chỉ là quyền lợi mà mà còn là trách nhiệm của người lao động.