Sưng rộp nướu răng không phải hiện tượng hiếm gặp hiện nay. Đây có thể chỉ là biểu hiện của chứng viêm lợi thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị sưng rộp nướu răng.
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân khiến nướu răng bị sưng rộp
1.1 Thường xuyên hút thuốc
Việc hút thuốc lá thường xuyên là yếu tố gây hại đến sức khỏe nói chung. Đặc biệt, đó còn là nguyên nhân gây hại răng miệng. Khi khói thuốc bám vào chân răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Vi khuẩn tấn công sẽ làm tổn thương tới nướu, khiến nướu răng bị phồng rộp.
1.2 Vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sẽ kéo theo nhiều vấn đề. Điều này sẽ khiến vi khuẩn tích tụ ở vị trí dưới chân răng. Nếu tình trạng này kéo dài không được xử lý sẽ gây nên các vùng nướu bị viêm. Nướu sẽ bị phồng rộp, nổi mụn, …
1.3 Nội tiết tố thay đổi
Cơ thể con người luôn trải qua những giai đoạn thay đổi nội tiết tố nhất định như thời kỳ kinh nguyệt hay mang thai, … Việc thay đổi nội tiết tố trong những thời điểm ấy khiến nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng tăng cao hơn.
1.4 Dấu hiệu bệnh lý
Việc lợi bị phồng rộp có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Các bệnh lý nền sẽ khiến suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, người bệnh sẽ mắc các vấn đề như viêm lợi, nướu phồng rộp, …
1.5 Tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng
Đối với một số loại thuốc, người bệnh sử dụng sẽ phải chịu tác dụng phụ. Điển hình như việc tiết nước bọt bị giảm. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện để phát triển. Trong các loại thuốc đó có thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, …
2. Mức độ nguy hiểm của sưng rộp nướu răng
Phồng rộp nướu răng sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân. Ví dụ như cảm giác đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới bị chán ăn. Các hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp nướu răng bị rộp do viêm nhiễm, bên cạnh các nguy cơ răng miệng, sức khỏe tổng thể cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Khi không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển thành bệnh nha chu. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh nha chu là nguyên nhân hàng đầu của vấn đề mất răng hàng loạt.
Chưa dừng lại ở đó, vi khuẩn ở trong khoang miệng có thể sẽ xâm nhập vào máu qua những vị trí nướu bị chảy máu. Từ đó, chúng sẽ gây hại tới các cơ quan cùng hệ cơ quan khác trong cơ thể người trưởng thành.
Nghiêm trọng hơn, những vi khuẩn gây viêm nha chu còn có khả năng xâm nhập vào nhau thai. Điều này gây ra sự thay đổi nồng độ dịch ối, nguy cơ sinh non tăng cao.
3. Sưng rộp nướu răng có thể là biểu hiện của bệnh gì?
3.1 Bệnh nhiệt miệng
Khi bị sưng rộp nướu răng, người bệnh rất có thể đã mắc chứng nhiệt miệng. Nhiệt miệng sẽ gây ra một vết loét nhỏ, khá nông và phát triển trên những mô mềm bên trong. Ví dụ như khu vực miệng, má, lưỡi, nướu, … Những vết loét này thường tồn tại khoảng 7-10 ngày. Sau đó, vết thương sẽ tự lành và không để lại sẹo.
Ban đầu, nhiệt miệng chỉ là những đốm trắng to từ 1-2 mm, hơi mọng nước. Sau đó, những đốm trắng này sẽ to dần theo thời gian. Sau vài ngày chúng sẽ vỡ đồng loạt gây hình thành những vết loét.
Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Ví dụ như những vết loét sẽ gây đau,rát. Từ đó, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong đánh răng, ăn uống.
3.2 Bệnh viêm nướu
Tình trạng viêm nướu là hiện tượng bị viêm nhiễm cục bộ phần mô nướu. Bệnh viêm nướu sẽ có những triệu chứng như nướu bị chuyển màu từ hồng sang tím thẫm hoặc đổ thẫm. Cùng với đó, nướu sẽ khá mềm hơn trước. Khi thực hiện đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa, … nướu sẽ dễ chảy máu.
Nướu răng bị viêm nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm có thể sẽ lan xuống cả các mô bên dưới. Từ đó, các túi mủ sẽ được tạo thành.
3.3 Bệnh nha chu
Viêm nha chu là một dạng bệnh lý phát triển từ viêm nướu. Bệnh có thể gây nhiều những ảnh hưởng trên diện rộng. Khi tình trạng viêm nha chu phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ làm gây nhiều tổn thương. Điển hình là tổn thương dây chằng, xương ổ răng. Lâu dần, các bộ phận này sẽ bị tiêu xương theo thời gian. Sự tiêu xương này sẽ khiến các răng không thể đứng vững. Răng sẽ dần lung lay và rụng đi.
3.4 Bệnh ung thư
Nhiều trường hợp, nướu bị phồng rộp cũng có thể là một cảnh báo của bệnh ung thư. Khi bị ung thư, người bệnh sẽ kèm theo một số triệu chứng như: nướu răng xuất hiện khối u bất thường, răng bị mòn, gây đau đầu, … Tình trạng ung thư nướu cần phát hiện sớm, từ đó việc điều trị sẽ kịp thời.
4. Phương pháp điều trị nướu răng bị sưng rộp
Phương pháp điều trị nướu răng sưng rộp sao cho phù hợp còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân.
Quá trình điều trị tình trạng phồng rộp nướu do viêm nhiễm gây nên thường có 2 giai đoạn. Cụ thể là giai đoạn sơ khởi và giai đoạn điều trị chuyên sâu.
Đối với giai đoạn sơ khởi, các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ hoàn toàn những yếu tố là nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh. Quá trình này sẽ được áp dụng các kĩ thuật như cạo vôi răng, chỉnh sửa, thay thế miếng trám, phục hình, cố định răng, …
Sau khi đã thực hiện loại bỏ những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng quá trình điều trị, tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị chuyên sâu phù hợp. Ví dụ như nạo mủ, ghép nướu, rạch áp xe, ghép xương ổ răng, …
Nếu tình trạng nướu răng và các mô xung quanh gặp tổn thương quá nặng, không thể tiến hành điều trị, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng.
Trên thực tế, việc xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp chỉ có thể thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, điều trị trực tiếp.