Điều trị viêm phổi cho những người cao tuổi như ở tuổi của ông bà, cha mẹ chúng ta là một thách thức đối với y tế cũng là sự đe dọa mạnh mẽ tới tính mạng của người bệnh. Vì vậy, để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh cho tuổi già, phế cầu vắc xin là biện pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả để kiểm soát phế cầu khuẩn gây viêm phổi.
Menu xem nhanh:
1. Phế cầu khuẩn là gì?
Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là loại vi khuẩn gram dương, có hình dạng như ngọn nến và thường hay xếp thành đôi.
Đây là loại vi khuẩn dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp. Chúng có thể khu trú trong vùng họng và mũi người mà không gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh, mặc dù vẫn có khả năng lây truyền. Người bệnh phát tán vi khuẩn ra môi trường khi ho, hắt hơi phát ra các giọt bắn hoặc hoặc làm rây các chất dịch tiết từ mũi họng ra môi trường xung quanh. Từ đó, người lành hít phải vi khuẩn trong không khí hoặc tiếp xúc phải vi khuẩn tiềm ẩn trên các bề mặt, các đồ dùng, vật dụng,… sẽ có thể lây nhiễm bệnh.
Phế cầu khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào trong năm và ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, chúng thường sinh sôi nảy nở và lây lan mạnh mẽ nhất vào mùa Đông – Xuân khi thời tiết chuyển lạnh và nắng, mưa thất thường.
Các khu vực có nguy cơ cao lây bệnh do phế cầu khuẩn là các môi trường tập trung đông người như: trường học, quân đội, bệnh viện, khu vui chơi,… và những nơi có không gian kín như: nhà ở, văn phòng,…
2. Phế cầu khuẩn gây bệnh gì?
Phế cầu khuẩn được xem là “kẻ thù” của trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi do chúng là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho nhóm nguy cơ cao này, bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, hội chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa.
Trong khi ở trẻ nhỏ, phế cầu thường tấn công và gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não, thì ở người cao tuổi, phế cầu khuẩn thường đe dọa mạnh mẽ đến phổi.
Người lớn tuổi với sức đề kháng kém, lại hay mang theo các bệnh nền khiến những người già trên 65 tuổi dễ gặp nguy kịch khi mắc viêm phổi. Phế cầu khuẩn xâm nhập từ đường hô hấp và lan vào phổi, gây nhiễm trùng ở phổi với các dạng bệnh như viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi thùy. Bệnh dễ tiến triển nặng khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tràn dịch màng phổi, áp xe mủ, viêm mủ màng phổi,… khó vượt qua. Đặc biệt, với những người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm ở tuổi “xế chiều” khiến họ “khó lòng” chống chọi lại bệnh tật.
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho những ông bà, cha mẹ chúng ta là ngăn chặn phế cầu khuẩn – nguồn cơn của căn bệnh viêm phổi nặng nề này bằng vắc xin.
3. Triệu chứng và biến chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn nguy hiểm cho người già
3.1. Triệu chứng căn bệnh viêm phổi ở người già
Người lớn tuổi thường mang theo những bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính cùng tình trạng sức khỏe yếu khiến các triệu chứng bệnh có thể khó nhận diện. Tuy nhiên, chúng ta có thể chú ý vào một số triệu chứng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn nổi bật như:
– Cảm giác mệt mỏi và khó chịu
– Đau ngực, sưng lợi
– Ho khan hoặc ho có đờm màu vàng hoặc xanh
– Cảm giác lạnh, rét run
– Bị sốt
– Khó thở, thở nhanh, thở dốc
Những triệu chứng bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi có thể xuất hiện một cách âm thầm và chậm rãi, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh cảm lạnh, cúm hoặc bệnh chung của người già. Do đó thường khiến có tình trạng bệnh kéo dài, không thăm khám và điều trị đúng mục đích, khiến bệnh chuyển biến nặng và để lại các biến chứng trầm trọng.
3.2. Biến chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn ở người già
Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho nhóm đối tượng người già với sức đề kháng kém như: suy hô hấp, áp xe phổi, tổn thương cả 2 lá phổi, viêm màng phổ, viêm mủ màng phổi, xẹp phổi do cục đờm gây tắc nghẽn ống khí, nhiễm khuẩn huyết và phế cầu khuẩn cũng có thể xâm lấn, làm tổn thương đến các cơ quan khác.
Bệnh chuyển biến nặng và gây các tổn thương nhiêm trọng ở phổi cũng như các cơ quan bộ phận khác có thể dẫn đến tử vong cho người cao tuổi. Nguy hiểm hơn là người lớn tuổi trên 65 tuổi thuộc nhóm đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nếu mắc phải các bệnh do phế cầu, với tỷ lệ lên tới 50% (ước tính bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO).
4. Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn cho người cao tuổi
4.1. Loại vắc xin phế cầu
Hiện nay, tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang có đủ 2 loại vắc xin ngừa phế cầu được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm: vắc xin phế cầu Synflorix (GSK/Bỉ) và vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Pfizer/Bỉ). Trong đó, chỉ có vắc xin phế cầu Prevenar 13 được sử dụng ngừa bệnh cho người cao tuổi. Mũi tiêm phế cầu đặc biệt quan trọng để bảo vệ chức năng phổi của người cao tuổi khỏi việc bị tổn thương do phế cầu xâm nhập và gây bệnh, đồng thời, đảm bảo được sức khỏe cho họ trong giai đoạn tuổi “xế chiều” cho tới cuối đời.
Vắc xin phòng phế cầu Prevenar 13 giúp sản sinh kháng thể ngừa bệnh chủ động với 13 chủng phế cầu (bao gồm 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F và 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F) gây các bệnh do phế cầu khuẩn ở cả trẻ em và người già. Vắc xin này là sự cộng hợp giữa Polysaccarid phế cầu và Protein CRM hấp phụ nhôm photsphat.
Prevenar là biện pháp chủng ngừa phế cầu hiệu quả cho đối tượng là trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên đến người lớn (không có sự giới hạn về độ tuổi). Đặc biệt, vắc xin phòng phế cầu (Prevenar 13) được khuyến nghị đặc biệt cho những người có bệnh lý mạn tính, người hút thuốc lá, người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có các vấn đề về đường hô hấp như hen phế quản, COPD và các bệnh lý khác.
4.2. Lịch tiêm phòng vắc xin phế cầu cho người già
– Tiêm 1 mũi duy nhất vắc xin phế cầu Prevenar 13 cho người cao tuổi (không giới hạn độ tuổi tiêm phòng).
– Tiêm vắc xin phế cầu với liều dùng 0.5ml/ 1 liều và tiêm theo đường tiêm bắp.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc thông tin về phế cầu vắc xin ngăn ngừa bệnh viêm phổi nguy hiểm cho người cao tuổi. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu bên bạn, đăng ký tiêm chủng vắc xin phế cầu có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, để tuổi già được sống lâu bên con cháu, bạn nhé!