Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ do bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe và tình trạng của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng người bệnh bị thay đổi chất lượng và thời gian ngủ đột ngột, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ do bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe và tình trạng của người bệnh.
2. Triệu chứng khi bị rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ thường kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh với các triệu chứng như:
– Khó để đi vào giấc ngủ.
– Thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm.
– Mệt mỏi vào ban ngày và muốn đi ngủ vào ban ngày.
– Thay đổi thói quen hoặc lịch trình ngủ – thức bất thường.
– Thiếu tập trung, dễ cáu kỉnh và lo lắng.
– Giảm hiệu suất làm việc.
– Tăng cân.
– Trầm cảm.
– Có hành vi bất thường khi ngủ.
Người bệnh rối loạn giấc ngủ có thể không xuất hiện tất cả các triệu chứng trên. Những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác. Do đó, để được chẩn đoán chính xác, người bệnh hãy đi khám bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng.
3. Rối loạn giấc ngủ có nguy hại gì?
Việc điều trị rối loạn giấc ngủ cần được cân nhắc nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần sau khi đã thực hiện đủ các biện pháp điều trị không dùng thuốc bởi nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống.
Cụ thể, người bị rối loạn giấc ngủ thường có thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ không ổn định sẽ cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nên không thể hoàn thành công việc và học hành. Việc đột nhiên buồn ngủ cũng sẽ gây nguy hại đến tính mạng nếu bạn đang thực hiện các công việc yêu cầu khả năng tập trung cao như đang lái xe, sửa điện… Người bị rối loạn giấc ngủ cũng có khả năng bị trầm cảm cao và sức khỏe tâm thần giảm sút. Bản thân người bệnh cũng có thể thay đổi tính tình và trở nên cáu kỉnh bực bội vô cớ với những người xung quanh…
Rối loạn giấc ngủ cũng làm gia tăng khả năng bị đau đầu và lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm khiến người bệnh có cảm giác chán nản có thể có suy nghĩ tiêu cực không thiết sống. Vì vậy, nếu bị rối loạn giấc ngủ nên chữa trị càng sớm càng tốt.
4. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp nào?
Với người bệnh có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng và lấy thông tin về những biểu hiện và tiền sử bệnh lý của bạn. Ngoài ra, một số câu hỏi như tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình và lối sinh hoạt của bạn, những thức ăn mà bạn tiêu thụ mỗi ngày và những loại thuốc bạn đang sử dụng gần đây… cũng được bác sĩ đưa ra nhằm chẩn đoán bệnh và căn nguyên của bệnh.
Sau khi thu thập đủ dữ liệu cần thiết, tuỳ theo tình hình cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán sau:
4.1. Đo đa ký giấc ngủ (PSG)
Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra những biến đổi của cơ thể trong khi ngủ, như nhịp tim và hơi thở, nồng độ oxy, điện não và cử động mắt. .. Bên cạnh đó, đo đa ký giấc ngủ cũng đo chỉ số ngưng nhịp thở, nhằm xác định người bệnh có mắc chứng ngưng thở trong lúc ngủ hay không.
4.2. Đo điện não đồ (EEG)
Đo não để thu thập và ghi chép những mẫu sóng não nhằm xác định những bất thường tiềm ẩn ảnh hưởng đến chức năng điện đồ của bộ não.
4.3. Đo độ trễ giấc ngủ (MSLT)
Phương pháp này giúp bác sĩ có thể biết bạn có ngủ đủ giấc hay không và qua đó đánh giá chính xác hơn tình hình sức khoẻ của bạn. Bên cạnh những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm những biện pháp chẩn đoán y khoa khác giúp xác định rõ hơn chứng rối loạn giấc ngủ của bạn.
5. Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả nhất
Chứng rối loạn giấc ngủ thường được xác định thông qua những phương pháp cải thiện tự nhiên bao gồm thư giãn tinh thần và vệ sinh giấc ngủ. Nếu không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ thích hợp.
5.1. Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thư giãn tâm lý
Ở những bạn lớn tuổi và có tâm lý ổn định, rối loạn giấc ngủ không trầm trọng cũng được cải thiện tốt với phương pháp thư giãn tâm lý này. Kể cả những người mắc mất ngủ lâu năm thì thư giãn tâm lý, giải toả stress… cũng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nên tập thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi tối. Trước khi đi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn đầu óc, không nên nghĩ đến công việc, học hành hay những vấn đề cuộc sống chưa thể giải quyết xong trong lúc đợi ngủ.
5.2. Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ bằng vệ sinh giấc ngủ
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ bao gồm:
– Ngủ và dậy đúng giờ cố định hàng ngày.
– Buổi ngày không ngủ nhiều.
– Tập thể dục mỗi buổi sáng.
– Đi ngủ đúng giờ kể cả khi không có cảm giác buồn ngủ.
– Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, thuốc lá… vào buổi chiều và buổi tối.
– Không nên ngủ quá nhiều vào buổi tối.
– Tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, ít ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
– Tập thể dục nhẹ để thư giãn trước khi đi ngủ.
– Tắm nước nóng trước giờ đi ngủ khoảng 20 phút.
– Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như: mở nhạc quá lớn, xem phim ảnh bạo lực…
5.3. Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ bằng các loại thuốc
Bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị rối loạn giấc ngủ… Tuy nhiên cần chú ý rằng tất cả các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ đều phải dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ, nếu không sẽ tác dụng ngược lại.
Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tâm lý và thể chất vì vậy cần được điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh phát triển thành mạn tính. Nếu những biện pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà không thành công thì bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám để được nhận phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả hơn.