Nội soi là một kỹ thuật đặc biệt được ứng dụng trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tai, mũi, họng. Cùng tìm hiểu ngay nội soi tai mũi họng khi nào cần thực hiện trong bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về nội soi tai mũi họng
1.1. Nội soi tai mũi họng là gì?
Nội soi là phương pháp sử dụng một loại ống nội soi chuyên dụng có gắn camera và kính chuyên dụng để kiểm tra niêm tai mũi họng. Máy có thể đi sâu vào các ngóc ngách trong các cơ quan tai, mũi, họng mà khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Trong quá trình nội soi, hình ảnh thu được qua camera sẽ hiển thị trên màn hình soi chiếu lớn để bác sĩ và người bệnh có thể kiểm soát tình hình bên trong vùng tai, mũi, họng.
Phương pháp này được đánh giá là một trong những bước tiến vượt bậc của y học trên thế giới và Việt Nam từ nhiều năm trở về trước. Tay vì phải sử dụng các vật dụng y tế đơn giản để chẩn đoán bệnh thì nội soi giúp bác sĩ có thể xác định chính xác những tổn thương và các vấn đề sức khoẻ bất thường của người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp và hiệu quả để người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Hiện nay, có hai phương pháp nội soi thường được sử dụng chính là nội soi ống cứng và nội soi ống mềm. Mỗi phương pháp đều có những tính ưu việt riêng, mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện sớm bệnh lý và giúp bác sĩ điều trị hiệu quả.
1.2. Ưu điểm của nội soi
Phương pháp nội soi được mệnh danh là “cánh tay phải” đắc lực của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhờ:
– Giúp bác sĩ dễ dàng quan sát trực tiếp và rõ nét trạng thái của cấu trúc bên trong tai mũi họng.
– Ghi lại hình ảnh nội soi và hiển thị thông qua màn hình kích thước lớn, độ phân giải cao để bác sĩ có thể theo dõi một cách dễ dàng.
– Nội soi giúp phát hiện ra các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng hạt, viêm thanh quản, thủng màng nhĩ, lệch vẹo vách ngăn mũi xoang…
– Nội soi giúp phát hiện các bệnh lý ung thư vùng hầu họng, khối u thanh quản bất thường…
– Hỗ trợ bác sĩ thực hiện lấy dị vật, rửa hoặc vệ sinh tai, mũi họng…
1.3. Nội soi có đau, chảy máu không?
Hiện nay, các thiết bị nội soi vùng tai mũi họng đều được thiết kế hiện đại với đầu mũi soi nhỏ, đặc biệt là nội soi ống mềm, giúp đi sâu vào các ngóc ngách trong tai, mũi, họng để xác định các vấn đề sức khoẻ bất thường tại đây. Do đó, nội soi thường sẽ không gây đau, chảy máu hay khó chịu cho mọi người khi kiểm tra các vấn đề về tai, mũi, họng.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thăm khám và điều trị, mọi người cần lưu ý chọn các cơ sở y tế uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, thao tác nội soi nhẹ nhàng, sát khuẩn kỹ càng. Đồng thời, mọi người nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để quá trình thao tác nội soi và thăm khám diễn ra nhanh chóng, an toàn nhất.
2. Nội soi tai mũi họng khi nào cần thực hiện?
Người bệnh khi đi khám thường sẽ được chỉ định nội soi ở tai mũi họng khi thuộc các trường hợp như:
– Người bệnh có các triệu chứng bất thường ở tai như: Đau tai, ù tai, tai nghe kém, chảy mủ trong tai…;
– Người bệnh có các triệu chứng bất thường ở họng như: Đau rát, ngứa họng, nuốt vướng…;
– Người bệnh có triệu chứng bất thường ở mũi, xoang như: Sổ mũi, ngạt mũi, đau nhức các xoang, chảy máu bất thường…
– Người mắc các dị vật lạ, côn trùng bò vào tai, mũi… cần xác định vị trí và xử trí kịp thời.
– Người bệnh có nghi ngờ các khối u bất thường ở vùng họng, mũi xoang…
– Người có cấu trúc mũi xoang bất thường, lệch vẹo vách ngăn mũi, xoang, có polyp… khiến quá trình hô hấp gặp cản trở và dễ mắc bệnh lý…
– Ngoài ra, cũng có một số trường hợp người bệnh cần được thực hiện nội soi để bác sĩ có thể đánh giá và điều trị các vấn đề về sức khoẻ khác.
3. Quy trình nội soi
3.1. Nội soi tai
Người bệnh ngồi thẳng lưng, quay đầu về phía cần nội soi để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào trong tai theo trục ống tai ngoài để quan sát các cấu trúc của tai bao gồm: Niêm mạc, màng nhĩ, cán búa…
3.2. Nội soi mũi
Người bệnh cần ngả đầu ra sau một góc khoảng 15 độ, sau đó, bác sĩ sẽ đặt một đoạn que gòn có tầm thuốc co mạch, thuốc gây tê vào mũi. Sau 5 phút, bác sĩ đưa đầu máy nội soi vào để kiểm tra niêm mạc, khe mũi, kiểm tra các hốc xoang ở phía trên mũi… để đánh giá và kiểm tra các dấu hiệu bất thường.
3.3. Nội soi họng – thanh quản
Người bệnh há miệng và thả lỏng cổ họng để bác sĩ đưa ống nội soi vào họng theo mắt lưỡi. Bác sĩ tiến hành quan sát bề mặt lưỡi, lưỡi gà, cổ họng, eo họng, amidan, đáy lưỡi, dây thanh quản… để phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khu vực này.
4. Những lưu ý khi nội soi
Trong quá trình nội soi để kiểm tra sức khoẻ tai mũi họng, người bệnh cần tuân thủ các lưu ý như sau:
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc nghiêng đầu, nghiêng tai, ngả đầu, há miệng… để thao tác dễ dàng và hiệu quả hơn.
– Tập trung tinh thần cao độ, ngồi giữa yên tư thế, hạn chế cử động đột ngột để tránh làm ống nội soi gây tổn thương niêm mạc tai mũi họng.
– Đối với trẻ nhỏ, mẹ cần giữa chặt bé hoặc để điều dưỡng chữ chặt tư thế bé trong quá trình bác sĩ thao tác.
– Không lạm dụng nội soi vùng tai mũi họng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những hâu quả đáng tiếc, khó lường cho sức khoẻ.
– Tới các cơ sở y tế uy tín để khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ, giúp cho việc phát hiện và điều trị vấn đề về tai mũi họng diễn ra hiệu quả hơn.
Nội soi tai mũi họng là một trong những kỹ thuật mang tới nhiều ưu điểm trong việc giúp bác sĩ thăm khám và điều trị cho người bệnh. Như vậy, bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn khi nào cần tiến hành nội soi vùng tai mũi họng và các lưu ý cần nhớ để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra an toàn, nhẹ nhàng. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tai, mũi, họng thì người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để được kiểm tra kỹ lưỡng nhất nhé!