Nội soi đường tiêu hóa là gì? Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Những phát triển của khoa học y tế đã và đang góp phần rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe, phát hiện bệnh cũng như điều trị. Trong đó, nội soi đường tiêu hóa được xem là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn nội soi đường tiêu hóa là gì. Phương pháp cũng như những lưu ý khi tiến hành nội soi.

1. Bệnh tiêu hóa có xu hướng ngày càng tăng

Trước khi tìm hiểu nội soi đường tiêu hóa là gì bạn cần hiểu rõ hơn về các bệnh đường tiêu hóa. Theo các nghiên cứu được thực hiện gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở Việt Nam đang tăng ngày càng nhanh. Nguyên nhân thì rất nhiều nhưng chủ yếu là do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng và sử dụng quá nhiều rượu bia. Theo tính toán, một người Việt trung bình tiêu thụ gần 100 gram thịt mỗi ngày. Con số này tăng hơn 06 lần so với 30 năm trước. Trong khi đó, lượng rau xanh chỉ ở mức 200 gram/ngày. Nghĩa là chưa bằng ½ so với mức khuyến nghị của WHO. Và nếu bạn chưa biết, ăn ít chất xơ là nguyên nhân dẫn đến 20% số trường hợp bị ung thư dạ dày và ruột.

Theo các con số thống kê chưa chính thức, trong 5 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, ung thư liên quan đến đường tiêu hóa đứng hàng thứ 3. Thói quen sử dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra các loại bệnh.

Xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

2. Nội soi đường tiêu hóa là gì?

Phát hiện sớm ung thư là chìa khóa giúp ngăn chặn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Trong đó, nội soi đường tiêu hóa được xem là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

2.1 Khái niệm nội soi đường tiêu hóa là gì?

Khi chưa hiểu nội soi đường tiêu hóa cảm giác thông thường của người bệnh là sợ hãi. Trên thực tế, nội soi đường tiêu hóa là tên gọi chung dành cho các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra hệ thống tiêu hóa. Trong đó gồm: Nội soi dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng, ruột non,… Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện nội soi ở các vị trí khác nhau.

Nội soi đường tiêu hóa được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Chúng giúp tăng tỷ lệ dự đoán bệnh chính xác. Đặc biệt, nội soi đường tiêu hóa cũng giúp phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm. Trong đó có các bệnh về ung thư như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng,…

2.2 Quy trình thực hiện

Thông thường, quá trình nội soi đường tiêu hóa diễn ra trong khoảng 10-15 phút. Nhiều trường hợp đặc biệt cần lấy tế bào để xét nghiệm HP giúp chẩn đoán ung thư thì có thể kéo dài lâu hơn.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mỏng có gắn camera và ánh sáng để tiến hành nội soi. Ống sẽ được đưa vào từ miệng hoặc mũi để quan sát hệ tiêu hóa trên gồm: Dạ dày, thực quản, tá tràng. Bên cạnh đó, quá trình nội soi tiêu hóa cũng giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương rất nhỏ ở niêm mạc, thực quản và dạ dày. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư không.

2.3 Các đối tượng được chỉ định

– Khi người bệnh có các dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, đi ngoài ra máu,…

– Khi người bệnh có các triệu chứng liên quan đến vùng dạ dày như: Đau nhức vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn,…

– Khi người bệnh có các triệu chứng liên quan đến thực quản: Nuốt vướng, nuốt nghẹn,…

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào cơ thể bệnh nhân để tiến hành nội soi

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào cơ thể bệnh nhân để tiến hành nội soi

3. Các hình thức nội soi hệ tiêu hóa

Phát hiện sớm ung thư là chìa khóa giúp ngăn chặn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Trong đó, nội soi đường tiêu hóa là phương pháp hữu hiệu nhất. Tính đến thời điểm này, có 2 hình thức nội soi hệ tiêu hóa cơ bản gồm:

3.1 Nội soi không gây mê

Nội soi không gây mê là kỹ thuật truyền thống thường được sử dụng hiện nay. Bệnh nhân sẽ không được gây mê trong quá trình nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thăm khám thấp. Tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, thậm chí đau tức trong quá trình nội soi. Sau quá trình nội soi, bệnh nhân thường xuất hiện những cảm giác như đau rát ở cổ họng, tức bụng, buồn nôn và mệt mỏi.

3.2 Nội soi đường tiêu hóa là gì? Nội soi gây mê

Trước khi tiến hành bệnh nhân được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào theo đường miệng hoặc đường hậu môn. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không cảm thấy lo lắng khi thăm khám. Chi phí cao là nhược điểm của phương pháp này. Cách này cũng không phù hợp với người bệnh có tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc mê. Sau khi nội soi gây mê, người bệnh cần 1-2 tiếng để đợi thuốc mê hết tác dụng.

Nội soi đường tiêu hóa là gì? Hiện nay có hai phương thức nội soi cơ bản

Nội soi đường tiêu hóa là gì? Hiện nay có hai phương thức nội soi cơ bản

4. Lưu ý khi thực hiện nội soi hệ tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là kỹ thuật dễ thực hiện và thường xuyên được sử dụng nhưng không phải vì thế mà phương pháp này hoàn toàn an toàn. Về lý thuyết vẫn có nguy cơ biến chứng xảy ra. Vậy những lưu ý khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa là gì?

4.1 Trước khi thực hiện nội soi

Thông thường, người bệnh nên nhịn ăn từ khoảng 6-8 tiếng trước khi nội soi. Nhịn ăn 4-6 tiếng nếu nội soi dạ dày. Không sử dụng đồ uống màu để tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ quan sát khi nội soi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ngưng sử dụng một số loại thuốc có khả năng kháng đông. Lý do vì chúng làm tăng nguy cơ xuất huyết trong quá trình nội soi. Hãy luôn nhớ rằng tinh thần thoải mái là rất quan trọng. Đừng vì chưa biết nội soi đường tiêu hóa mà tự tạo căng thẳng cho mình. Đây chỉ là một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh, không có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh!

4.2 Sau khi nội soi

Sau khi nội soi, người bệnh sẽ có cảm giác đói nhưng lại đau họng và ngại ăn. Vì thế, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Lưu ý  không ăn đồ quá nóng. Người bệnh cũng có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Các triệu chứng như đau rát họng, buồn nôn, tức bụng, mệt mỏi có thể xảy ra với người bệnh sau nội soi. Người bệnh cần thời gian nghỉ ngơi sau khi khám. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như sốt cao, đau tức dữ dội thì bạn nên thông báo ngay với các bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

5. Chẩn đoán ung thư sớm dựa trên nội soi đường tiêu hóa

Ung thư liên quan đến đường tiêu hóa phổ biến thứ 3 tại Việt Nam. Vậy cách chẩn đoán ung thư thông qua nội soi đường tiêu hóa ra sao? Trên thực tế, quá trình nội soi giúp ghi lại hình ảnh tận sâu trong ổ bụng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn so với các phương pháp khác.

Trong các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa thì ung thư dạ dày là nguy hiểm nhất. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ung thư ruột già cũng có thể dễ dàng phát hiện. Các polyp có thể được tầm soát thông qua nội soi tiêu hóa.

Nhờ nội soi các bác sĩ có thể chẩn đoán ra các nguy cơ ung thư sớm

Nhờ nội soi các bác sĩ có thể chẩn đoán ra các nguy cơ ung thư sớm

Tóm lại, với những bệnh nhân chưa biết nội soi đường tiêu hóa là gì thì đây được xem là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư. Với các tiến bộ của khoa học y tế hiện đại, nội soi tiêu hóa cũng ngày càng trở nên đơn giản hơn. Do đó, người bệnh nên kiểm tra hệ tiêu hóa định kỳ để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital