Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị tủy răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm tủy răng không phải là bệnh hiếm gặp trong nha khoa nhưng không phải ai cũng lường trước được ảnh hưởng và các biến chứng của bệnh. Khi bị viêm tủy răng, mọi người thường được các bác sĩ chỉ định điều trị sớm để bảo toàn sức khỏe răng miệng một cách tối ưu nhất. Những lưu ý khi điều trị tủy răng dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn, chăm sóc đúng cách giúp bảo toàn tuổi thọ cho răng tốt hơn.

1. Vì sao cần điều trị tủy?

Tủy răng là tổ chức bao gồm các dây thần kinh, mạch máu nằm sâu trong răng, có chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác. Một chiếc răng có một buồng tủy nằm ở phần thân răng và từ 1-4 ống tủy nằm ở phía chân răng. Tủy răng được các tổ chức mô răng như men răng, ngà răng bao bọc và bảo vệ. Nhờ đó, răng có thể khỏe mạnh và có tuổi thọ song hành cùng với tuổi thọ của con người.

Tủy răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm được gọi là viêm tủy răng. Viêm tủy răng là bệnh lý thường gặp trong lĩnh vực nha khoa hiện nay.

Tủy răng có thể bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn khi bị hở tủy, sâu răng, viêm chân răng… Tủy răng đã bị bệnh là tủy răng “chết”, không thể phục hồi và tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Mất răng, viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết… là các biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đe dọa tới tính mạng của mọi người khi viêm tủy răng không được điều trị kịp thời. Đó là lý do vì sao khi bị viêm tủy răng, mọi người thường được các bác sĩ chỉ định điều trị sớm để có thể bảo toàn các mô răng khỏe mạnh một cách tốt nhất.

Điều trị tủy giúp khắc phục tình trạng sâu nặng, chấn thương hở tủy, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho răng

Điều trị tủy giúp khắc phục tình trạng sâu nặng, chấn thương hở tủy, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho răng

2. Kỹ thuật điều trị tủy

Hàn trám là kỹ thuật hàng đầu được biết đến trong việc điều trị tủy răng bị viêm. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy bị bệnh, trám một chất đặc biệt để phục hình chức năng, thẩm mỹ cho răng.

Kỹ thuật hàn trám đã xuất hiện từ lâu, có vai trò bảo vệ các mô răng khỏe mạnh khác trước sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nhờ có kỹ thuật này, khi bị viêm tủy răng, mọi người không cần phải tiến hành nhổ bỏ.

Tuy vậy, không phải ai bị viêm tủy răng cũng có thể hàn trám phục hình. Phương pháp này áp dụng cho những người bị sâu răng nặng, chấn thương hở tủy, viêm chân răng nhẹ… trong trường hợp chân răng vẫn đảm bảo chắc khỏe. Nếu răng bị suy yếu, chân răng lung lay, lỏng lẻo thì việc hàn trám không được khuyến khích bởi hiệu quả thấp, thậm chí không có hiệu quả.

Điều trị tủy răng là kỹ thuật không quá phức tạp nhưng cần được thực hiện tại cơ sở nha khoa trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết và do bác sĩ có chuyên môn thực hiện để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Hàn trám là kỹ thuật giúp bảo toàn các mô răng khỏe mạnh, khắc phục tình trạng viêm tủy răng

Hàn trám là kỹ thuật giúp bảo toàn các mô răng khỏe mạnh, khắc phục tình trạng viêm tủy răng

3. Lưu ý khi điều trị tủy

3.1. Trước khi điều trị tủy

Độ chịu lực của các chất hàm trám không ưu việt như mão sứ. Cho nên, để có một hàm răng chắc khỏe sau khi phục hình, mọi người cần:

– Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và hiệu quả sau khi hàn trám.

– Lựa chọn chất liệu trám phù hợp với tình hình răng miệng theo tư vấn của bác sĩ.

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng viêm ổn định, không tiến triển nghiêm trọng thêm.

– Không ăn đồ quá cứng, dai trước khi điều trị tủy để hạn chế khiến răng tổn thương, gây khó khăn trong việc điều trị.

Thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân

Thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân

3.2. Trong quá trình điều trị

– Thăm khám kỹ lưỡng và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.

– Thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy bất ổn, khó chịu, đau nhức trong quá trình hàn trám.

– Giữ tinh thần thoải mái bởi quá trình hàn trám thường diễn ra rất nhanh, không gây đau đớn hay khó chịu.

3.3. Sau khi điều trị tủy

– Không ăn uống trong khoảng hai giờ đầu sau khi mới hàn trám tủy răng.

– Súc miệng bằng nước muối trong vài ngày đầu để làm sạch răng miệng sau khi ăn.

– Đánh răng khi miếng trám đã ổn định trong răng, chải nhẹ nhàng và đều khắp các mặt để làm sạch phần thức ăn thừa.

– Nên lựa chọn bàn chải có lông mảnh, mềm để đánh răng giúp hạn chế nguy cơ gây tổn thương nướu.

– Trong một vài ngày đầu, hạn chế ăn những thực phẩm quá dai cứng bởi lực cắn quá mạnh có thể khiến miếng trám bị bong, sút.

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas.

– Tái khám ngay khi phát hiện răng ê buốt, đau nhức, chảy máu, bong tróc miếng trám để được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Lấy cao răng, thăm khám nha khoa thường xuyên như đối với răng khỏe mạnh để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý nguy hiểm, giúp kéo dài tuổi thọ cho răng.

Lưu ý khi điều trị tủy răng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi hàn trám

Lưu ý khi điều trị tủy răng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi hàn trám

Những lưu ý khi điều trị tủy răng trên đây sẽ giúp cho quá trình thực hiện của bạn diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước và sau khi hàn trám để răng luôn khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài và bền mãi với thời gian.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital