Phẫu thuật cắt lợi là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn giúp giải quyết nhiều vấn đề răng miệng. Thế nhưng liệu cắt lợi có gây nguy hiểm cho người bệnh không và đâu là những trường hợp cần thực hiện cắt lợi?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về cắt lợi
1.1 Thế nào là phẫu thuật cắt lợi?
Cắt lợi là một cuộc tiểu phẫu nha khoa. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách và giải phẫu liên kết hàm cùng mô lợi. Sau đó, vạt lợi được lật lên và tiến hành cắt bỏ phần lợi thừa còn bám ở thân răng. Nhờ đó, thân răng sẽ lộ ra, răng sẽ nhìn dài hơn hoặc phần lợi bị viêm được loại bỏ, bảo toàn được tình trạng của răng.
Phương pháp cắt lợi đem lại những ưu điểm nhất định như:
– Không cần thực hiện khâu sau phẫu thuật: Điều này là bởi cắt lợi là phương pháp không gây xâm lấn nhiều. Do đó, vị trí cắt chịu ít tổn thương, không cần thực hiện khâu sau phẫu thuật.
– Tính thẩm mỹ cao: Chỉ sau 1 lần thực hiện phẫu thuật cắt lợi, kết quả thẩm mỹ sẽ được duy trì lâu dài.
– Hạn chế tối đa đau nhức sau quá trình thực hiện.
– Không mất quá nhiều thời gian phẫu thuật: Phẫu thuật cắt lợi được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. trung bình, thời gian cho một cuộc phẫu thuật cắt lợi chỉ khoảng 30 phút.
1.2 Quy trình phẫu thuật cắt lợi
Bước 1: Thăm khám và thực hiện tư vấn cho bệnh nhân
Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc các bệnh lý răng miệng thì cần có phương pháp đặc biệt để điều trị.
Bước 2: Thực hiện vệ sinh khoang miệng và gây tê
Điều này là để đảm bảo quá trình cắt nướu được diễn ra thuận lợi và an toàn.
Bước 3: Phẫu thuật cắt nướu
Dựa trên những tỉ lệ đã được xác định rõ trước, bác sĩ sẽ tiếng hành cắt nướu, tạo đường viền thẩm mỹ trên răng.
Bước 4: Hoàn thiện phẫu thuật và hẹn lịch khám
Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật, bác sĩ sẽ vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng. Đồng thời, những tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ được đưa ra để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2. Những trường hợp nên thực hiện phẫu thuật cắt nướu
Bệnh nhân nên thực hiện cắt lợi trong những trường hợp sau:
2.1 Cười hở lợi
Do sử dụng kháng sinh nên nướu có xu hướng phát triển mạnh. Nướu sẽ bao phủ lấy răng nhiều hơn bình thường. Từ đó, răng trông sẽ ngắn hơn. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị nướu dài do biến chứng sau điều trị chỉnh nha. Điều này khiến xương ổ răng dài và nướu bị hở ra nhiều hơn. Khi đó, phương pháp cắt lợi sẽ giúp loại bỏ phần nướu bị dư, trả lại sự cân đối giữa nướu, răng và môi.
2.2 Viêm nướu
Khi tình trạng nướu bị viêm nặng và không thể điều trị thông thương, cắt nướu sẽ là phương pháp được chỉ định. Phần nướu viêm sẽ được tiến hành loại bỏ kết hợp điều trị để loại bỏ triệt để những ổ vi khuẩn sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nướu. Bệnh nhân sẽ giảm bớt cảm giác đau nhức, vướng víu và có thể ăn nhai bình thường.
2.3 Lợi thừa, lợi trùm
Những đối tượng lợi dài bẩm sinh sẽ dễ dẫn tới tình trạng thừa lợi và mọc trùm lên thân răng. Đặc biệt là với răng khôn, nếu như xuất hiện ở vị trí lợi trùm, răng sẽ bị mắc lại. Khi đó, cắt lợi trùm sẽ giúp răng phát triển bình thường. Đồng thời, cách này còn hạn chế nguy cơ các răng bị xô lệch và giảm tối đa chảy máu, nhiễm trùng.
2.4 Lợi phì đại do u
Trường hợp nướu phát triển một cách bất thường có thể dẫn tới tình trạng tạo thành khối u phì đại. Lúc ấy, phần lợi của cả hàm sẽ bị sưng và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Giải pháp cho tình trạng này là uống thuốc giảm sưng cũng chỉ có thể khác phục tạm thời. Và phẫu thuật cắt lợi sẽ là cách điều trị tối ưu.
2.5 Những trường hợp khác
Ngoài ra, một số trường hợp khác bệnh nhân cần phối hợp cắt lợi để thực hiện một vài phương pháp nha khoa. Ví dụ như bọc răng sứ, cắt lợi kết hợp hạ môi, … Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn xem có cần thiết cắt lợi hay không.
3. Cắt lợi có nguy hiểm không?
Cắt lợi là một tiểu phẫu khá đơn giản trong nha khoa. Quá trình này không xâm lấn vào cấu trúc răng. Nhờ vậy, khoang miệng vẫn được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực hiện cắt lợi ở những nha khoa không uy tín, tay nghề bác sĩ không đủ tốt có thể gây phát sinh một số vấn đề:
– Sốc hoặc ngộ độc thuốc tê: Trường hợp này xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với thành phần của thuốc tê. Hoặc có thể do bác sĩ đã sử dụng thuốc tê không đúng với liều lượng quy định. Biểu hiện sốc hay ngộ độc là khó thở, nhịp tim tăng, mạch đập nhanh, chóng mặt, … Tình huống này nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm với người bệnh.
– Lợi bị chảy máu: Lợi chảy máu kéo dài có thể do bác sĩ đã thực hiện dai kỹ thuật dẫn tới xâm lấn. Điều này khiến các vùng khoang miệng chịu tổn thương.
– Nướu bị nhiễm trùng: Trường hợp nhiễm trùng nướu là hậu quả của việc quá trình phẫu thuật không được đảm bảo vô khuẩn.
– Cắt nhầm lợi sừng hóa: Phần lợi sừng hóa là một bộ phận rất quan trọng với sức khỏe răng miệng. Với những bác sĩ tay nghề không vững, rất có thể trong quá trình phẫu thuật sẽ cắt nhầm phần lợi này và khiến vết cắt không đều.
4. Những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật cắt lợi
Nhìn chung, quy trình cắt lợi khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần lưu ý về chế độ chăm sóc. Điều này để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
– Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và dễ nhai. Ưu tiên lựa chọn rau củ và trái cây trong các bữa ăn.
– Tránh ăn những đồ cay nóng, đồ ăn quá lạnh. Như vậy, bệnh nhân sẽ tránh được tình trạng kích ứng, vết thương bị bỏng rát.
– Không ăn thịt bò, đồ tanh, rau muống, trứng, … để tránh để lại sẹo.
– Sử dụng các loại thuốc kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện lạ sau phẫu thuật như đau nhức, chảy máu, viêm sưng, … phần mới cắt lợi. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết, mọi người đã có cho mình những thông tin cần thiết về phẫu thuật cắt nướu. Ngoài những lưu ý trên, sau khi cắt nướu hãy nhớ tái khám đúng hẹn để đảm bảo tình trạng của bản thân được ổn định.