Bệnh hẹp van 2 lá ở giai đoạn đầu sẽ tiến triển khá thầm lặng và không có nhiều triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng như: suy tim, tăng áp phổi,… thậm chí có thể gây tử vong. Chính vì vậy, việc nhận biết để hỗ trợ điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Một vài thông tin về bệnh hẹp van 2 lá
Hẹp van hai lá là tình trạng không bình thường của van tim hai lá. Đây là trường hợp khi cơ quan này không thể mở hoàn toàn cho máu đổ từ buồng tim ở trên bên trái xuống buồng tim bên dưới. Tình trạng này khiến một phần máu bị đọng lại ở tâm nhĩ trái, từ đó làm tăng áp lực làm máu ứ tại phổi gây ra khó thở.
Theo các nghiên cứu từ y khoa thì bệnh hẹp van hai lá hiện nay là tình trạng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh về van tim. Đối với các nước đang phát triển, bệnh đa phần diễn biến mạnh ở lứa tuổi trưởng thành nhất là phụ nữ. Đặc biệt, bệnh lại có khá ít triệu chứng cụ thể và rõ ràng từ đó dẫn tới việc tham khám, chuẩn đoán bị chậm trễ. Khi các bệnh nhân tới khám thường là giai đoạn sau và van đã hẹp nặng kèm theo hiện tượng suy tim.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh
Tim được xem là trung tâm của hệ tuần hoàn và bao gồm: 4 buồng (2 buồng trên: nhận máu; 2 buồng dưới: bơm máu). Hệ thống van thì bao gồm: van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Van hai lá sẽ mở ra khi dòng máu di chuyển từ vùng nhĩ trái xuống thất trái. Vì vậy, khi van hai lá gặp bất cứ tổn thương nào thì cũng sẽ ảnh hưởng tới chức năng đóng mở.
2.1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hẹp van 2 lá
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hẹp van hai lá, tuy nhiên những nguyên nhân chính có thể kể tới là: do sốt thấp khớp hay viêm nội tâm mạc (liên cầu khuẩn nhóm A),… Các trường hợp này sẽ làm dính van tim sau đó khoảng 5-10 năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do một vài nguyên do khác gây ra như:
– Vôi hóa vòng van tim: là tình trạng canxi tích tụ quanh van tim, làm van dần mất đi sự đàn hồi và hạn chế khả năng mở.
– Các bệnh tự miễn như: viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
– Trường hợp bị mắc rối loạn nội tiết cũng như chuyển hóa U carcinoid
– Ở trẻ nhỏ: các dị tật bẩm sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý như: vòng thắt trên van, van hai lá hình dù,…
2.2. Triệu chứng của bệnh hẹp van 2 lá
Một điều rất đáng quan ngại đó là: bệnh lý này có khá ít triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều trường hợp khi đã bước sang giai đoạn cuối và có tiến triển nặng thậm chí suy tim thì mới được phát hiện ra. Nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường như sau thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà cần đi kiểm tra ngay:
– Về đêm có cảm giác khó thở hay không thể thở khi cố gắng làm việc gì nặng.
– Cơ thể luôn ở trạng thái đuối sức, mệt mỏi và hụt hơi liên tục khi chạy bộ, leo thang,…
– Thường xuyên hồi hộp, đau tức khó chịu ở vùng ngực.
– Bị ho ra máu, chóng mặt và dễ ngất xỉu.
Khi người bệnh cố gắng làm việc thì càng khiến các triệu chứng trở lên rõ ràng hơn. Tình trạng bệnh cũng có thể xuất hiện ở các trường hợp nhiễm trùng hay mang thai. Nhóm có nguy cơ cao mắc hẹp van hai lá có là những người có bệnh nền về: xương khớp, huyết áp, tiểu đường, người già,…
2.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Dù ở thời điểm chưa phát hiện ra bệnh hay đang điều trị bệnh thì hẹp van 2 lá cũng có thể dẫn đến các biến chứng sau:
– Làm tăng áp lực với động mạch phổi: khi bị bệnh, tình trạng tăng áp lực ở động mạch phổi làm đẩy nhanh khả năng chuyển máu từ tim lên. Từ đây dẫn tới trào ngược máu vào phổi và phù phổi.
– Tim to, suy tim: bệnh làm dịch bị ứ đọng và căng tim, dẫn đến khó thở và ho ra máu.
– Rung nhĩ: bệnh lý này có thể khiến tâm nhĩ bị co bóp nhanh hơn và nhịp tim không đều.
– Xuất hiện máu đông: Khi không được điều trị sớm, sẽ khiến máu bị đọng lại và tăng nguy cơ hình thành máu đông. Nếu điều trị chưa đúng cách sẽ làm vỡ cục máu đông và làm tắc nghẽn mạch máu não dẫn tới đột quỵ.
Vì vậy khi thấy có bất cứ biểu hiện mệt mỏi, khó thở hay thường xuyên đau tức ngực thì cũng cần được đi thăm khám sớm và theo dõi sát sao để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
3. Các phương pháp chuẩn đoán bệnh
Để có thể chuẩn đoán được bệnh lý, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp một số thông tin về: triệu chứng kèm theo một số xét nghiệm lâm sàng:
– Siêu âm tim Doppler (qua vùng thành ngực): đây là cách hay được sử dụng để xác định bệnh. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp được phát hiện bệnh khi siêu âm tim. Bên cạnh đó cũng có những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định siêu âm tim qua thực quản để quan sát kỹ hơn.
– Điện tâm đồ: phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết được khả năng đáp ứng của tim khi người bệnh cố sức làm gì đó. Sẽ xác định được tình trạng hoạt động của nhịp tim.
– Chụp X-quang ngực: nhận biết được kích thước tim và sung huyết phổi.
Ngoài những phương pháp kể trên, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm nhằm xác định cụ thể tình trạng bệnh. Từ đó giúp lên kế hoạch điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bản thân người bệnh cũng cần chú ý và chủ động theo dõi sức khỏe nhằm xử trí kịp thời, đúng cách khi cần thiết. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người mắc chứng hẹp van tim cần thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị hiệu quả.