Những thời điểm tập thiền tốt nhất trong ngày

Tập thiền là phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm căng thẳng, kiểm soát lo âu, nâng cao cảm xúc, giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ,… Phương pháp này có thể được thực hành mọi lúc nhưng có một số thời điểm tập thiền mang lại hiệu quả tốt hơn, sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

1. Các thời điểm tập thiền tốt nhất

1.1 Buổi sáng – Thời điểm tập thiền giúp duy trì thái độ tích cực trong cả ngày dài

Thiền là bộ môn đòi hỏi sự tập trung cao độ. Sáng sớm là thời điểm mà bạn chưa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như công việc, gia đình. Do vậy khả năng tập trung của bạn vào thời điểm này sẽ cao hơn.

Thiền vào buổi sáng là cách mang đến cho bạn sự tỉnh táo và nạp thêm năng lượng cho ngày mới. Thời gian thiền có thể khác nhau tùy vào mục tiêu và sở thích của bạn. Đôi khi chỉ cần thiền nhanh trong 5 phút bạn cũng có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đối với cơ thể và tâm trí như tăng cường trí nhớ, tăng sự chú ý và điều hòa cảm xúc. Phương pháp này sẽ giúp bạn duy trì thái độ tích cực và thoải mái, vui vẻ, đồng thời kiểm soát tốt hơn những căng thẳng mà bạn có thể gặp trong ngày.

Tập thiền vào thời điểm sáng có tốt không?

Buổi sáng là một thời điểm thích hợp cho việc tập thiền.

1.2 Tập thiền vào giờ nghỉ trưa

Nếu khó sắp xếp tập thiền vào buổi sáng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thư giãn tâm trí vào giờ nghỉ trưa. Để thiền vào buổi trưa, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh, ít bị tác động nhất của các yếu tố ngoại cảnh. Như vậy, mới đạt được lợi ích tối đa khi thiền vào thời điểm này.

Nếu tập thiền buổi trưa ở nhà, bạn có thể thử ngồi ở hiên nhà hoặc hoặc sân sau. Nếu thiền ở nơi làm việc, bạn có thể vào phòng họp hoặc một khu vực nào ít người qua lại.

1.3 Buổi tối – Thời điểm tập thiền giúp ngủ ngon

Nhiều người dễ bị căng thẳng nhất là vào thời điểm sau giờ làm việc. Nếu không kịp thời giải tỏa tinh thần, cơ thể sẽ có cơ chế đối phó không lành mạnh như ăn nhiều hoặc uống nhiều rượu, gây những hệ lụy khôn lường cho cơ thể.

Lúc này, các hoạt động thư giãn tinh thần sẽ giúp cơ thể chuyển từ trạng thái làm việc sang chế độ nghỉ ngơi một cách lành mạnh. Và thiền là một phương pháp thư giãn tinh thần rất tốt, giúp cải thiện tâm trạng, điều hòa cơ thể và tâm trí, giúp bạn hòa mình với thiên nhiên.

Ngày càng có nhiều người lựa chọn thiền vào buổi tối trước khi đi ngủ để tìm thấy sự thoải mái về thể chất và tinh thần, giúp họ thả lỏng cơ thể và ngủ ngon hơn. Cách này đặc biệt hữu ích với người khó ngủ hoặc gặp nhiều căng thẳng trong ngày.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy trằn trọc trước khi ngủ thì thử tập thiền khoảng từ 10 – 20 phút trước khi ngủ. Các bài tập cho có ích cho giấc ngủ bao gồm bài tập trung vào các bài tập thở hoặc có tác dụng thư giãn.

Một nghiên cứu vào năm 2022 của Đại học Công nghệ Michigan (Mỹ) đã so sánh tác động của thiền định vào buổi sáng và buổi tối. Kết quả cho thấy rằng việc thiền vào hai thời điểm này đều giúp làm giảm lo lắng và tăng cường chánh niệm.

Tập thiền vào buổi tối

Tập thiền vào buổi tối giúp cơ thể thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ.

1.4 Tập thiền sau khi tập luyện

Sau khi luyện tập gym, chạy bộ, bạn có thể cảm thấy hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức. Đây là thời điểm huyết áp của bạn tăng cao, các cơ có hiện tượng căng cứng. Lúc này, việc tập thiền cũng có thể giúp hạ nhiệt, giảm huyết áp và thư giãn các cơ sau khi tập luyện.

Sau khi tập luyện hãy dành vài phút để ngồi tĩnh lặng và tập trung vào hơi thở. Bạn có thể cảm thấy tâm trí dễ tập trung và giảm tình trạng căng thẳng. Bạn có thể tập thiền ngay ở nơi tập luyện để tận dụng thời gian tối đa.

1.5 Tập thiền khi cần thư giãn

Ngoài những thời điểm kể trên, bạn cũng có thể linh hoạt thực hiện các phương pháp thiền vào bất cứ khi nào mà bạn thấy cần thư giãn, tĩnh tâm.

Nếu bất chợt bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dành vài phút để thoát ra sự khó chịu đó bằng cách thực hành chánh niệm.

2. Lưu ý khi chọn thời điểm tập thiền

Khi chọn thời điểm thiền, bạn cũng nên lưu ý sức khỏe tinh thần. Nếu đang cảm thấy choáng ngợp, lo lắng hoặc suy sụp, hãy nghỉ ngơi một chút. Dù dù chỉ dành vài phút trong ngày cho việc thiền, bằng cách ngồi yên lặng và tập trung vào hơi thở, tinh thần của bạn cũng có thể được tác động rất lớn và tích cực. Nếu mới tập thiền, bạn nên bắt đầu từ từ và kiên nhẫn với bản thân.

Để thiền hiệu quả khi mới bắt đầu, bạn nên chú ý các yếu tố sau:

– Tìm một tư thế thoải mái: Bạn có thể thiền ở mọi tư thế (ngồi, nằm hoặc thậm chí là đứng), miễn là đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái và không bị phân tâm.

– Tập trung vào hơi thở: Bạn nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của mình, sau đó hít thở sâu và chậm rãi thở ra bằng mũi.

– Thực hiện thiền ngắn: Nếu mới bắt đầu, bạn chỉ nên thử thực hiện từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Sau đó bạn có thể tăng dần thời lượng khi đã quen và cảm thấy thoải mái hơn.

Lưu ý về thời điểm tập thiền

Thời điểm tập bộ môn thiền có thể linh hoạt, tùy theo sở thích và nhu cầu của bạn.

2. Những lưu ý khi tập thiền

– Đừng mong đợi bất điều gì: Xem toàn bộ quá trình thiền như một thử nghiệm; tham dự tích cực vào chính thử nghiệm, nhưng đừng phân tâm vào chuyện mong đợi kết quả.

– Đừng căng thẳng: Khi tập thiền hãy hướng đến sự thư giãn và đều đặn.

– Đừng vội vã: Hãy từ từ thoải mái, ngồi lên một tọa cụ thuận tiện nhất, và ngồi như thể bạn có trọn cả một ngày. Hãy kiên nhẫn để tạo ra giá trị theo thời gian.

– Đừng quan tâm bất cứ điều gì: Các hình ảnh tốt hiện lên trong tâm bạn thì đều là tốt. Nếu là các hình ảnh xấu thì cũng tốt thôi. Hãy nhìn tất cả chúng thật bình đẳng và nhẫn nại với bất cứ gì xảy ra. Thay vì chống trả hãy quan sát tất cả một cách tỉnh thức.

– Chấp nhận bất cứ thứ gì sinh khởi: Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, bao gồm cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về sự thất bại. Hãy tập thực sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời điểm.

– Đừng để mọi thứ đè nặng trong lòng: Đừng suy nghĩ và những khái niệm và lý luận, hãy chỉ nhìn thôi.

Hi vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm được các thời điểm tập thiền tốt nhất để tập luyện một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hãy thực hiện lối sống thường xuyên thăm khám để kiểm soát tốt sức khỏe của mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital