Những đối tượng được tiêm vaccine phòng lao là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các thông tin liên quan đến vaccine phòng lao cũng như những lưu ý quan trọng nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao trẻ cần phải tiêm phòng lao càng sớm càng tốt?
vaccine phòng lao BCG (bacille Calmette-Guerin) đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng quốc gia và được sử dụng trên toàn cầu, bao gồm Việt Nam, nơi mà vaccine này đã được áp dụng từ lâu. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh lao và các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là lao màng não.
Theo dữ liệu từ các nghiên cứu của các tổ chức Y tế trên thế giới, vaccine lao BCG đã được chứng minh giảm đến 50% nguy cơ thể lao chủ động tiến triển đến các biến chứng nguy hiểm. Đáng chú ý, vaccine này cho hiệu quả bảo vệ lên đến 20 năm đối với thể lao tiềm ẩn và giảm đến 20% nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn tiến triển thành thể lao chủ động.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vaccine BCG nên được tiêm cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm sau sinh. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường được tiêm phòng lao trong vòng 24 giờ sau khi ra đời. Trong trường hợp trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe, việc tiêm có thể hoãn lại cho đến khi trẻ đủ sức khỏe, tuy nhiên, tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Trẻ tiêm vaccine lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với trẻ được tiêm từ sơ sinh, đặc biệt là trẻ có thể mắc bệnh lao trong những ngày đầu sau khi ra đời do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lao. Việc tiêm phòng lao sớm giúp bắt đầu xây dựng miễn dịch đối với bệnh từ giai đoạn ban đầu, tăng khả năng chống chọi với loại vi khuẩn gây bệnh này. Một khi trẻ đã bị nhiễm lao, việc tiêm phòng lúc này trở nên không cần thiết. Hơn nữa, tiêm vaccine BCG cho trẻ sau 1 năm tuổi cũng có thể gây ra những phản ứng sau tiêm mạnh hơn và không hiệu quả như việc tiêm từ sơ sinh.
2. Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng lao
2.1 Những đối tượng được tiêm vaccine lao
Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Việt Nam về danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vaccine, vaccine BCG là bắt buộc đối với trẻ sơ sinh. Cũng theo thông tư này, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể được tiêm chủng vaccine BCG trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cần thận trọng và cân nhắc khi tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên do nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm chủng thường cao và không có bằng chứng về hiệu quả đối với người trên 35 tuổi.
– Trẻ sơ sinh: Tất cả trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ đẻ non, cần được tiêm phòng vaccine BCG phòng lao. Theo Quyết định 2470/QĐ-BYT ban hành ngày 14/6/2019, trẻ đẻ non từ 34 tuần thai trở lên cũng có thể được tiêm vaccine BCG.
– Trẻ em ngoài độ tuổi sơ sinh đến 1 tuổi mà chưa bị nhiễm trực khuẩn lao: Các trường hợp này có thể tiêm chủng vaccine BCG phòng lao sau khi kiểm tra xem đã nhiễm bệnh hay chưa bằng xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao.
– Người lớn và trẻ từ 1 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh lao: Cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa khả năng phòng bệnh và phản ứng phụ khi chỉ định tiêm vaccine BCG. Đối tượng bao gồm:
Nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với nước tiểu, mẫu máu, và mô;
Nhân viên thú y và công nhân làm việc với động vật;
Nhân viên trại giam;
Nhân viên nhà trọ cho người vô gia cư, người làm việc trong các cơ sở cho người tị nạn và người xin tị nạn; hoặc nhân viên y tế tăng nguy cơ phơi nhiễm với bệnh lao;
Khách du lịch sống trong môi trường không có nguy cơ nhiễm lao và sẽ sống chung với người dân địa phương >03 tháng ở khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao, hoặc nguy cơ mắc lao đa kháng thuốc cao.
2.2 Những đối tượng không được tiêm vaccine lao
Tiêm vaccine lao BCG là một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng, nhưng không phù hợp cho một số trường hợp sau đây:
– Người đã từng nhiễm khuẩn lao không cần tiêm vaccine lao BCG, vì họ đã có miễn dịch đối với vi khuẩn lao.
– Trong trường hợp viêm da có mủ, việc tiêm vaccine có thể gây tổn thương cho da và không nên thực hiện.
– Sốt trên 37,5 độ C: Nếu bạn đang trong tình trạng sốt, việc tiêm vaccine nên hoãn lại cho đến khi bạn hồi phục hoàn toàn.
– Những người có các vấn đề về tiêu hóa nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vaccine, để đảm bảo rằng việc tiêm không gây ra các tác động xấu.
– Suy dinh dưỡng thể nặng: Trạng thái suy dinh dưỡng nặng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó, việc tiêm vaccine nên được xem xét kỹ lưỡng.
– Trẻ mắc các bệnh như viêm tai, mũi, họng, vàng da hoặc viêm phổi cần thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm
– Người có tiền sử phản ứng dị ứng đối với thành phần của vaccine nên tránh tiêm.
– Người có kết quả Tuberculin dương tính mạnh
– Người vừa mới tiêm chủng vaccine đậu mùa
– Trong trường hợp bị bỏng, việc tiêm vaccine lao BCG nên hoãn lại để tránh tác động xấu cho vùng bị bỏng.
– Người đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân mang thai
– Những người có các tình trạng y tế đặc biệt như giảm Gammaglobulin trong máu, bệnh bạch cầu, suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, bị nhiễm HIV, u lympho hoặc bất cứ bệnh nào có đáp ứng miễn dịch bị tổn thương nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vaccine.
2.3 Cần làm gì với các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine lao?
Phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vaccine lao thường rất hiếm và đa phần ở trẻ em là đỏ, sưng, và đau nhẹ tại vị trí tiêm. Những nốt nhỏ xuất hiện ngay sau tiêm thường biến mất sau khoảng 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, có một vết loét nhỏ xuất hiện, nhưng sẽ tự lành và để lại một sẹo nhỏ đường kính 5mm, là dấu hiệu cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu, phản ứng phụ có thể nghiêm trọng hơn.
Những tác dụng phụ có thể bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Một số phản ứng phụ hiếm hơn chỉ xuất hiện trong khoảng 1/1.000.000 trường hợp, bao gồm nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, và viêm hạch bạch huyết có mủ, thường xuất hiện từ 2 đến 6 tháng sau tiêm BCG.
Các phản ứng thông thường này xảy ra ở trẻ, bố mẹ có thể yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà, đồng thời đưa ra các biện pháp chăm sóc khác:
– Cho trẻ bú mẹ hay uống nhiều nước hơn để giảm tình trạng khó chịu. Đồng thời hãy bế và quan sát trẻ thường xuyên để đảm bảo sự thoải mái của trẻ. Tránh chạm, đè vào chỗ tiêm để tránh gây đau và sưng.
– Với tình trạng sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) cần cho trẻ uống đủ nước, duy trì ăn uống bình thường và nằm ở nơi thoáng mát để giúp hạ sốt.
– Theo dõi triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm. Thường, các triệu chứng này tự giảm đi trong vài ngày đến 1 tuần. Sử dụng các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng, nếu có phản ứng nặng, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn là một trong những địa chỉ uy tín trong tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh. Khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại Thu Cúc TCI, bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm bởi quy trình thực hiện, vaccine sử dụng đều được kiểm định chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Trên đây là những chia sẻ về những đối tượng được tiêm vaccine và những thông tin liên quan, hy vọng hữu ích với bạn. Khi có nhu cầu tư vấn, kiểm tra, tiêm vaccine phòng lao, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể.