Hóc xương cá là một “tai nạn” nhỏ dễ gặp phải nếu trẻ ăn uống không cẩn thận. Khi hóc xương cá, trẻ cần được hỗ trợ lấy bỏ xương đúng cách. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bé hóc xương, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, hay nghiêm trọng hơn là nguy cơ bị xương cá đâm thủng mạch máu và thực quản. Dưới đây là điều nên biết để có thể chữa hóc xương cá hiệu quả cho bé.
Menu xem nhanh:
1. Cẩn trọng với các mẹo dân gian chữa hóc xương cá
Có rất nhiều phương pháp dân gian chữa hóc xương cá vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay. Ví dụ như: chữa hóc xương cá bằng đũa, chữa hóc bằng vỏ cam hay vỏ chanh, chữa hóc bằng tỏi và đường… Thế nhưng, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của phương pháp này. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc kĩ và cẩn trọng hơn với quyết định chữa hóc cho bé bằng các mẹo dân gian.
Bên cạnh đó, khi tự chữa hóc cho trẻ, nếu mảnh xương nằm ở vị trí nhạy cảm, khó thấy và khó lấy, phụ huynh không nên cố loại bỏ mảnh xương bằng mọi cách. Bởi điều này có thể gây tổn thương tới vùng miệng họng của trẻ. Thậm chí, cách này còn khiến mảnh xương cá mắc trong họng của bé đâm sâu hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây hại tới trẻ. Cách xử lý tốt nhất là phụ huynh nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng hỗ trợ gắp bỏ xương cá trong họng bé.
2. Gợi ý cách chữa hóc xương cá hiệu quả cho trẻ em
Thay vì trị hóc xương cá bằng các mẹo dân gian, phụ huynh có thể áp dụng cách chữa hóc xương cá cho trẻ như sau:
2.1. Xử trí nhanh trẻ bị hóc xương cá tại nhà
Trẻ bị hóc xương cá sẽ lập tức cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Ngay khi phát hiện ra vấn đề, phụ huynh hay người chăm sóc có thể hỗ trợ bé xử trí tình trạng này bằng những sơ cứu đơn giản mà hiệu quả.
Với trẻ từ 1 – 8 tuổi, phụ huynh có thể áp dụng thủ thuật vỗ lưng và ấn ngực, các bước sơ cứu như sau:
– Bước 1: Vỗ lưng cho trẻ. Người sơ cứu đặt bé nằm sấp dọc cánh tay mình với tư thế đầu thấp. Tiếp đó, người sơ cứu đặt tay dọc lên đùi, dùng gót bàn tay vỗ nhẹ và nhanh khoảng 5 cái vào lưng của trẻ, ở vùng giữa hai xương bả vai. Nếu thấy mảnh xương cá được tống ra thì dùng tay loại bỏ, nếu chưa thấy thì tiếp tục bước 2.
– Bước 2: Ấn ngực cho trẻ. Người sơ cứu lật trẻ lại, đặt bé nằm dọc trên đùi mình ở tư thế đầu thấp rồi tiến hành ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim, tần suất khoảng 1 lần/giây.
– Bước 3: Làm sạch đường thở cho trẻ. Sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực, người sơ cứu cần quan sát khoang miệng của bé để nếu thấy dị vật thì dùng tay lấy ra. Trường hợp dị vật vẫn bị còn bị mắc thì tiếp tục lặp lại trình tự trên đến khi thành công.
Với trẻ trên 8 tuổi, phụ huynh và người chăm sóc có thể sơ cứu cho bé bằng thủ thuật Thủ thuật Heimlich, cách tiến hành như sau:
– Bước 1: Người sơ cứu đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay lên trước rồi quàng lấy người của bé, Đặt một nắm tay lên vùng thượng vị, ngay đầu dưới xương ức, sau đó chồng bàn tay còn lại lên.
– Bước 2: Người sơ cứu giật tay lên rồi tiến hành ấn mạnh khoảng 5 lần thật nhanh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên. Động tác này cần được tiến hành dứt khoát, không đè ép vào lồng ngực của bé thì mới có tác dụng.
Theo lý thuyết, khi thực hiện các thủ thuật trên, người sơ cứu có thể lặp đi lặp lại đến khi loại bỏ được dị vật ra khỏi họng bé. Thế nhưng để đảm bảo an toàn, không gây tổn thương trẻ, người sơ cứu chỉ nên lặp lại 2 – 3 lần, nếu không thành công thì nên cho bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ gắp bỏ xương cá.
Bên cạnh đó, nhiều hướng dẫn cho thấy trẻ sơ sinh và nhũ nhi bị hóc xương hay hóc dị vật cũng có thể xử trí bằng thủ thuật ấn lưu vỗ ngực. Tuy nhiên, vì đây là đối tượng trẻ nhỏ cơ thể rất non nớt, nếu sơ cứu không cẩn thận có thể gây tổn thương và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc cho bé đi khám luôn thay vì tự mình tiến hành thủ thuật sơ cứu.
2.2. Đến bệnh viện để được bác sĩ chữa hóc xương cá
Đến bệnh viện để được bác sĩ khám và hỗ trợ gắp bỏ dị vật là cách chữa hóc xương cá hiệu quả, đơn giản lại nhanh gọn cho trẻ. Cách này thường được áp dụng với các trường hợp gồm:
– Trẻ em bị hóc xương cá, dị vật đã sơ cứu tại nhà nhưng không thành công;
– Trẻ sơ sinh, nhũ nhi bị hóc xương cá, hóc dị vật;
– Trẻ bị hóc xương cá lớn, xương đâm sâu trong thực quản.
Tại chuyên khoa Tai mũi họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, trẻ hóc xương cá hay hóc dị vật sẽ được khám với bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Sau khi tiến hành nội soi và kiểm tra cần thiết để xác định vị trí xương cá bị mắc, bác sĩ sẽ loại bỏ xương cá cho bé một cách nhẹ nhàng, hạn chế tối đa tổn thương.
3. Nâng cao biện pháp phòng tránh trường hợp hóc xương, hóc dị vật ở trẻ
Hóc xương cá hay dị vật là tình huống dễ xảy ra ở đối tượng trẻ em. Do đó, các phụ huynh nên nâng cao biện pháp phòng tránh cho bé bằng những cách gợi ý sau:
– Để xa tầm tay của trẻ các vật dụng nhỏ, đặc biệt là những vật dụng tròn và trơn vì có thể dễ rơi vào đường thở, gây hóc dị vật ở trẻ.
– Không ép trẻ ăn hoặc uống trong tình trạng bé đang khóc, tránh nô đùa khi trẻ đang có thức ăn trong miệng.
– Luyện cho trẻ thói quen không ngậm đồ vật và đồ chơi vào miệng, đặc biệt là các vật dụng có thể gây nguy hiểm.
– Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có thể dễ gây hóc như lạc, thạch, hoặc nhãn.
– Không cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ, như lego, hạt vòng, và các đồ chơi có thể bị nhét vào mũi hoặc nuốt phải. Chọn những đồ chơi có kích thước lớn và không gây nguy hiểm cho trẻ.
– Không để trẻ nhỏ tự ăn thịt chưa tách xương vì có xương có thể gây nguy cơ hóc xương ở trẻ.
Trên đây là những điều nên biết để chữa hóc xương cá hiệu quả cho trẻ em. Mọi thắc mắc về vấn đề chữa hóc xương, hóc dị vật, vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết.