Răng thưa là vấn đề nhức nhối không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nói chung. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã lựa chọn hàn răng thẩm mỹ đóng kẽ thưa. Sau đây là một vài nét nổi bật về phương pháp thẩm mỹ nha khoa này.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là hàn đóng kẽ răng thưa?
Hàn đóng kẽ răng thưa là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu composite. Đây là loại chất liệu nha khoa cơ bản và thường được dùng trong hàn trám răng.
Composite có khả năng tự khô, cứng dưới sự tác động của đèn laser. Nhờ vậy, người bệnh có thể khắc phục được nhiều khuyết điểm của hàm răng, điển hình là tình trạng răng thưa hở kẽ. Một trong những lý do khiến composite phổ biến chính là độ chịu lực, chịu nhiệt khá cao. Nhờ vậy, bác sĩ có thể thực hiện thao tác một cách dễ dàng. Đặc biệt, khi sử dụng composite để hàn đóng kẽ răng thưa, yếu tố thẩm mỹ sẽ được đảm bảo. Với màu sắc tự nhiên tương tự răng thật, tình trạng bị lộ hàn không còn là vấn đề đáng ngại.
Những trường hợp có thể thực hiện hàn đóng kẽ răng thưa:
– Răng bị khấp khểnh.
– Răng bị lệch lạc.
– Răng ố vàng.
– Răng xuất hiện vết nứt.
– Răng bị ngắn.
– Răng bị mòn do mài hoặc bị hỏng.
– Khoảng trống giữa các răng quá xa nhau.
Trong một số trường hợp, phương pháp hàn răng thưa hở kẽ được xem như một giải pháp nha khoa tạm thời. Điển hình như khi bệnh nhân thực hiện dán sứ. Trong thời gian chờ đợi lắp mặt dán sứ sẽ cần hàn trám tạm thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp, việc kết dính răng thẩm mỹ nhờ hàn trám có thể kéo dài nhiều năm.
2. Những lý do cần phải hàn răng thẩm mỹ đóng kẽ thưa
Tình trạng răng thưa kẽ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như do sự mất cân bằng trong tỉ lệ xương hàm và kích thước răng. Hoặc nhiều trường hợp răng bị thưa do nội tiết, do những thói quen xấu, … Răng thưa kẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng:
Thứ nhất là tính thẩm mỹ. Răng đóng vai trò quyết định và giúp làm nên vẻ đẹp khuôn mặt con người. Việc tình trạng răng không được chuẩn, bị hô, thưa, món, … sẽ khiến gương mặt tổng thể bị mất cân đối. Điều này có thể trở thành chướng ngại của nhiều người trong giao tiếp, công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, răng thưa có thể gây nên những khe hở và trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ. Lâu ngày, chúng tấn công và gây nên bệnh lý răng miệng.
Răng bị thưa, mọc không đúng vị trì còn có nguy cơ dẫn tới khớp cắn sai lệch. Tình trạng sai lệch càng nhiều thì quá trình ăn uống sẽ càng gặp phải nhiều khó khăn. Nếu kéo dài, đây sẽ là nguyên nhân khiến người bệnh đau khớp hàm, thái dương và đau đầu.
Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng xảy đến, người bệnh nên sớm khắc phục tình trạng răng thưa kẽ.
3. Những ưu điểm của hàn đóng kẽ thưa
Việc thực hiện đóng kẽ thưa có những ưu điểm nổi bật đem tới nhiều lợi ích cho người bệnh:
– Giúp bảo tồn răng thật, hiệu quả của chức năng ăn nhai được đảm bảo.
– Khắc phục được nhiều vấn đề như sâu răng và những ảnh hưởng từ xung quanh tới răng.
– Tính thẩm mỹ được đảm bảo, tăng sự tự tin khi giao tiếp, khắc phục nhanh tình trạng khe hở trên hàm.
– Thực hiện hàn đóng kẽ thưa không cần tiến hành mài hay nhổ răng. Do đó, tình trạng răng thật sau khi thực hiện không bị yếu đi.
– Sử dụng vật liệu hàn trám nha khoa tự nhiên. Màu sắc vật liệu có sự tương đồng với răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ, độ an toàn khi sử dụng.
4. Quy trình thực hiện hàn đóng kẽ thưa
4.1 Hai phương pháp hàn đóng kẽ thưa
Trám răng trực tiếp: Phương pháp hàn trám trực tiếp thường được lựa chọn sử dụng. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa chất liệu nha khoa trực tiếp lên vị trí răng cần phục hồi và kết hợp tạo hình thẩm mỹ theo mong muốn của khách hàng.
Trám răng gián tiếp: Kỹ thuật để thực hiện trám răng gián tiếp khá phức tạp. Cụ thể, miếng trám sẽ được gắn phía ngoài theo dấu răng nên tốn khá nhiều thời gian. Đặc biệt chi phí thực hiện phương pháp này khá cao nên thường ít được lựa chọn.
4.1 Quy trình hàn trám trực tiếp
Bước 1: Tùy theo từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể tiến hành sử dụng thuốc tiêm gây tê vùng răng giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong quá trình thực hiện.
Bước 2: Trước khi thực hiện hàn, bề mặt răng sẽ được đánh nhám và phủ một lớp dung dịch dưỡng. Điều này nhằm giúp chất liệu gắn kết dễ bám dính trên răng hơn.
Bước 3: Vật liệu composite được sử dụng có cấu trúc ổn định và khả năng chịu mài mòn, chịu lực, độ bền cao. Đặc biệt, đây là chất liệu an toàn, không gây kích ứng đối với khu vực thực hiện hàn trám. Sau khi đã rửa sạch phần gel khắc, nhựa composite lỏng sẽ có độ bóng vừa phải và được sơn lên thành một lớp mỏng giúp lấp đầy kẽ hở. Để vật liệu liên kết được cứng, sóng UV đặc biệt sẽ được sử dụng. Khi lớp đầu được bảo dưỡng, lớp tiếp theo sẽ được sơn lên và đóng rắn lại. Cứ tiếp tục thực hiện như vậy tới khi lớp phục hồi đã có độ dày nhất định. Thông thường, quy trình này sẽ mất khoảng 30-60 phút.
Bước 4: Cuối cùng là tiến hành đánh bóng miếng trám. Trong trường hợp răng bị thưa nhiều gây ảnh hưởng cấu trúc toàn hàm, bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương pháp bọc sứ hoặc niềng răng. Điều này nhằm căn chỉnh lại hàm răng cho đều và cân đối, chuẩn khớp cắn.
Vừa rồi là những điểm nổi bật của phương pháp hàn răng thẩm mỹ đóng kẽ thưa. Sau khi thực hiện, ta lưu ý cần thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp, tránh những thói quen xấu và kiểm tra định kỳ 2 lần/năm để tình trạng sức khỏe răng miệng luôn được duy trì.