Hàm tháo lắp nhựa cứng – Phương pháp phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hàm giả tháo lắp là một trong những giải pháp trồng răng vô cùng an toàn và tiết kiệm, trong đó bao gồm cả hàm tháo lắp nhựa cứng. Vậy, phương pháp thẩm mỹ răng này có ưu điểm, nhược điểm như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin từ bài viết dưới đây để có thể chọn cho mình phương án phù hợp.

1. Tìm hiểu hàm tháo lắp nhựa cứng

1.1. Hàm giả tháo lắp là gì

Có thể nói, răng chính là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày và bộ máy tiêu hóa. Nhưng có rất nhiều người, vì những lý do nào đó mà bị mất cả hàm răng.

Tuy nhiên, việc trồng răng hay cấy ghép răng đều không phù hợp với những người có tài chính hạn chế hay sức khỏe không đảm bảo. Vì vậy, hàm giả tháo lắp ra đời, như một giải pháp phục hình thẩm mỹ răng tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo vai trò, chức năng như răng thật.

Hàm giả tháo lắp đã thông dụng từ rất lâu, nhất là với những người bệnh cao tuổi. Với phương pháp này, người bệnh không mài răng hay thực hiện các phương pháp cấy ghép xâm lấn.

Hàm giả tháo lắp gồm có 2 phần:

– Phần nền hàm giả, hay còn gọi là phần khung hàm, có chức năng và vai trò như một phần lợi giả, giúp cố định phần răng.

– Phần răng giả, thường được làm từ nhựa hoặc sứ, có độ bền và chắc chắn như răng thật.

Hàm giả tháo lắp ra đời, như một giải pháp phục hình thẩm mỹ răng tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo vai trò, chức năng như răng thật.

Hàm giả tháo lắp ra đời, như một giải pháp phục hình thẩm mỹ răng tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo vai trò, chức năng như răng thật.

1.2. Hàm tháo lắp nhựa cứng

Hàm tháo lắp bằng nhựa cứng bản chất là một hàm răng giả tháo lắp, cũng có cấu tạo gồm 2 phần là phần nền hàm và phần răng. Tuy nhiên, phần nền hàm được làm bằng nhựa cứng.

Có hai loại hàm giả tháo lắp là hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần:

– Hàm giả bán phần: Dành cho những người bệnh bị mất một vài răng.

– Hàm giả toàn phần: Dành cho những người bệnh bị mất toàn bộ răng.

2. Ai nên sử dụng hàm giả tháo lắp nhựa cứng?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp giúp phục hình, thẩm mỹ răng. Tuy nhiên, những đối tượng sau vẫn nên sử dụng phương pháp hàm giả tháo lắp:

– Những người mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng.

– Những người bệnh mất răng xen kẽ, khoảng cách giữa các răng quá lớn, rất khó để có thể làm phục hình cố định.

– Những người mất răng ở một bên khung hàm, mất nhiều răng hoặc mất hầu hết toàn bộ răng… nhưng không muốn thực hiện mài răng hoặc cấy ghép Implant.

Những người mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng có thể dùng hàm tháo lắp nhựa cứng.

Những người mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng có thể dùng hàm tháo lắp nhựa cứng.

3. Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng

3.1. Ưu điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng

Tuy y học nha khoa phát triển, có thêm rất nhiều phương pháp thay thế, khôi phục răng mất ra đời nhưng hàm giả tháo lắp vẫn được ưa chuộng bởi những ưu điểm sau:

– Phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi và những người không đảm bảo sức khỏe.

– Hạn chế tình trạng xô lệch răng.

– Tiết kiệm chi phí.

– Đáp ứng nhu cầu ăn nhai cho người bệnh.

– Không cần mài răng, cấy ghép, phẫu thuật…

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, tương thích cao, ít biến chứng.

– Tháo lắp dễ dàng, sử dụng thuận lợi, ngay cả khi ăn uống hoặc nghỉ ngơi.

– Chất liệu an toàn, không gây hại cho răng.

– Không gây bất cứ tác động nào đến các răng xung quanh hay xương hàm.

Phương pháp hàm giả tháo lắp phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi và những người không đảm bảo sức khỏe.

Phương pháp hàm giả tháo lắp phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi và những người không đảm bảo sức khỏe.

3.2. Nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng

Ngoài các ưu điểm kể trên thì phương pháp này cũng vẫn có các khuyết điểm như:

– Tính thẩm mỹ ở mức tương đối, không cao như phương pháp làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.

– Vướng víu, hay bị rơi ra ngoài sau một thời gian sử dụng.

– Chỉ đáp ứng khả năng ăn nhai cơ bản, không phù hợp để ăn các loại thực phẩm cứng vì lực nhai khá yếu.

– Muốn vệ sinh thường xuyên thì phải tháo ra.

– Độ bền thấp, theo thời gian có nguy cơ làm tụt nướu, gây ra các bệnh về răng miệng và thậm chí làm tiêu xương hàm.

4. Quy trình thực hiện tháo lắp hàm giả

Để có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần sáng suốt, nghiên cứu và chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và quy trình đúng kỹ thuật:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Ở bước này, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, thông qua các thiết bị y tế chuyên dụng. Việc này nhằm mục đích phát hiện ra các bệnh lý về răng, từ đó có phương án khắc phục kịp thời trước khi làm hàm giả tháo lắp.

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng & thực hiện sát khuẩn

Vệ sinh khoang miệng và sát khuẩn là bước rất quan trọng, để đảm bảo cho các công đoạn như lấy dấu mẫu hàm, gắn răng sứ tháo lắp được diễn ra an toàn, hạn chế tối đa khả năng viêm nhiễm hoặc lây lan các bệnh lý răng miệng.

– Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm

Sau khi vệ sinh và sát khuẩn răng miệng xong, bác sĩ sẽ phân tích và lấy dấu răng, cũng như lấy màu răng của người bệnh để tạo ra mẫu hàm phù hợp, tự nhiên, tương thích.

– Bước 4: Tiến hành lắp hàm giả và hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng

Lắp hàm giả là bước cuối cùng. Sau khi hoàn tất quá trình, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh phù hợp để đảm bảo có được kết quả lâu dài nhất.

Để có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần sáng suốt, nghiên cứu và chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và quy trình đúng kỹ thuật

Để có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần sáng suốt, nghiên cứu và chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và quy trình đúng kỹ thuật

5. Cách chăm sóc răng giả tháo lắp

Để hàm giả tháo lắp có tuổi thọ bền nhất có thể, người bệnh nên lưu ý một vài cách chăm sóc sau:

– Nên sử dụng bàn chải lông mềm để hạn chế tổn thương cho nướu.

– Nên tháo hàm giả ra trước khi ngủ để các mô và nướu có thời gian nghỉ ngơi.

– Nên ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối loãng hoặc các dung dịch vệ sinh hàm giả chuyên dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

– Không nên ăn các loại thực phẩm quá cứng và quá dai vì có thể làm tổn thương nướu cũng như ảnh hưởng đến hàm giả tháo lắp.

– Hạn chế tối đa những tác động lực lên hàm giả, hạn chế làm rơi hoặc đặt vật nặng lên hàm giả vì sẽ làm cho hàm giả bị biến dạng.

– Nên khám nha khoa định kỳ để được nha sĩ theo dõi chất lượng hàm giả.

Nên ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối loãng hoặc các dung dịch vệ sinh hàm giả chuyên dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Nên ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối loãng hoặc các dung dịch vệ sinh hàm giả chuyên dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Như vậy, với những thông tin về ưu điểm, nhược điểm, hy vọng mọi người đã hiểu hơn về phương pháp phục hình, thẩm mỹ răng bằng hàm giả tháo lắp nhựa cứng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital