Các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cao trên thế giới. “Khẩn trương” là nguyên tắc bất dịch trong cấp cứu bệnh nhân tim mạch bởi lệ người mắc bệnh tim tử vong trên đường đi cấp cứu chiếm tỉ lệ cao, điều này cũng cho thấy tính cấp bách trong cấp cứu bệnh nhân tim mạch. Vậy đâu là những biểu hiện bệnh tim mạch cần cấp cứu ngay, người bệnh tham khảo trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1.Tại sao cần cấp cứu sớm bệnh tim mạch?
Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu, bệnh thường tiến triển âm thầm và bộc phát ở một thời điểm nhất định. Hoặc bệnh nhân sẽ gặp biến cố cấp tính cần cấp cứu, nếu không được xử lí kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng và tàn phế cả đời.
Nhiều trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng mà đột ngột chìm vào hôn mê sâu. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh tim mạch thì có những tỉ lệ nhất định di truyền cho thế hệ sau. Những người thuộc nhóm nguy cơ này nên đi thăm khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ.
Sơ cứu và gọi cấp cứu sớm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người bệnh. Nếu được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tăng cơ hội sống và hạn chế tối đa di chứng về sau. Đồng thời, điều này cũng hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh, hồi phục nhanh và xuất viện sớm.
Ngược lại nếu cấp cứu muộn có thể khiến cho cơ hội sống của bệnh nhân giảm và cũng có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp, ngừng tim hoặc thương thật cả đời. Việc không ép tim kịp thời có thể dẫn tới tổn thương não nghiêm trọng và dẫn tới thương tật vĩnh viễn.
2. Những biểu hiện tim mạch nguy hiểm cần xử lý kịp thời
2.1 Những biểu hiện bệnh tim mạch cần phải cấp cứu ngay
Cẩn trọng với cơn đau thắt ngực
Người bệnh có cảm giác ngực dữ dội, cảm giác vật gì nặng đè nén, bóp nghẹt trong lồng ngực, đau thường ở phía sau xương ức lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái có thể lan ra sau lưng… Đây là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim cấp, cần cấp cứu. Khi phát hiện những triệu chứng như trên, cần gọi người giúp đỡ và đưa người bệnh tới bệnh viện.
Ngừng tuần hoàn
Biểu hiện tim mạch cần cấp cứu ngay không thể bỏ qua chứng ngừng tuần hoàn, người bệnh có thể ngất xỉu, mất khả năng phản ứng xung quanh, gọi có thể không nghe, không biết, khó nói, tím tái toàn thân, co giật và đại tiểu tiện không tự chủ. Khi bắt gặp người có triệu chứng trên cần lập tức đưa người bệnh tới bệnh viện, cần thiết sơ cứu tại chỗ như thổi ngạt, ép tim cho người bệnh.
Tư thế ép tim: người cấp cứu quỳ bên cạnh người bệnh, đặt hai tay lên 1/3 dưới xương ức của người bệnh, sau đó dùng lực ấn mạnh sao cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống, động tác thực hiện liên tục.
Cảnh giác với đột quỵ
Đột quỵ là bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong cuộc sống hiện đại, đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian cấp cứu càng nhanh thì tiên lượng cho người bệnh càng cao.
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không nên bỏ qua như tê hoặc yếu nửa người một cách đột ngột, ngất hoặc hôn mê, khó nói, nói ngọng, nhân trung lệch, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Khi phát hiện những dấu hiệu trên cần đưa người bệnh tới bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.
Đau chân hoặc tay đột ngột
Đau chân hoặc tay đột ngột là một trong những biểu hiện tim mạch cần cấp cứu, bởi nếu thấy cảm giác chân tay lạnh, có màu nhợt hơn so với bên đối diện, cần cảnh giác với chứng tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Đối với trường hợp này cần khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay.
2.2 Khi bệnh nhân có biểu hiện cần cấp cấp cứu do bệnh tim mạch, người thân cần làm gì?
Cấp cứu bệnh nhân tim mạch là phương pháp cấp cứu nạn nhân ở ngay hiện trường. Quá trình này cần đảm bảo tính chất khẩn trương và trình tự để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và đồng thời hỗ trợ cán bộ y tế phối hợp sơ cứu, phân loại.
Đối với người nhà bệnh nhân, ngay khi xảy ra trường hợp cần cấp cứu tim mạch cần nhớ những nguyên tắc như sau:
– Cho bệnh nhân nằm với tư thế nửa ngồi nửa nằm, đầu cao 75 độ so với mặt đất.
– Trấn an, nới lỏng quần áo cho bệnh nhân.
– Giúp bệnh nhân thở dễ hơn với tư thế nằm thoải mái.
– Gọi ngay 115, trường hợp không thể gọi cấp cứu, hãy nhờ sự trợ giúp và đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
– Trường hợp bệnh nhân bị ngất cần tiến hành sơ cấp cứu với hồi sức tim phổi(Lưu ý chỉ thực hiện nếu đã được huấn luyện)
– Động viên bệnh nhân trước khi cán bộ y tế cấp cứu đến.