Phần đông phụ nữ sau khi sinh em bé đều phải đối mặt với hiện tượng rong kinh sau sinh. Tuy rong kinh không phải là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nhưng nếu không được can thiệp và điều trị dứt điểm, tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao chị em sau sinh hay bị rong kinh?
Khi trứng không được thụ thai, lớp niêm mạc ở tử cũng sẽ trở nên dày hơn và bị bong ra theo từng tháng, sau đó được đào thải ra ngoài cơ thể và tạo nên hiện tượng rong kinh. Khi bị rong kinh sau sinh, nguyên nhân lớn nhất là do các chức năng của cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở. Bên cạnh đó, còn có thêm các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rong kinh ở chị em phụ nữ như sau:
1.1 Hiện tượng rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự xáo trộn liên quan đến nội tiết tố. Hormone estrogen và progesterone là 2 loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc làm dày niêm mạc tử cung, tạo nên kinh nguyệt. Việc mang thai và sinh con khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi và rối loạn, chưa kịp điều chỉnh và cân bằng lại sau khi sinh, gây nên hiện tượng rong kinh khá phổ biến ở các mẹ bỉm sữa.
1.2 Hiện tượng rong kinh sau sinh do các bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung
Sau cuộc vượt cạn, sức khỏe của mẹ chưa thể hồi phục hoàn toàn, miễn dịch của mẹ yếu đi đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men có cơ hội sinh sôi và phát triển. Bởi vậy các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo,…thường xuất hiện phổ biến sau khi phụ nữ sinh con. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài lâu ngày, rất dễ biến chứng thành u xơ tử cung, viêm lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
Rong kinh sau sinh chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu các bệnh lý phụ khoa trên. Vì vậy, khi bị rong kinh, tốt nhất chị em không nên chần chừ đi khám, vì tuy là bệnh lý nhỏ nhưng nếu để lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng và khó điều trị hơn trong tương lai.
1.3 Hiện tượng rong kinh sau sinh do buồng trứng hoạt động trở lại
Trong suốt thời kỳ mang thai, buồng trứng của phụ nữ sẽ ngừng hoạt động và không xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Cho tới sau khi sinh con, buồng trứng của chị em mới bắt đầu hoạt động trở lại theo đúng chức năng vốn có của nó, lúc này chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên sau 9 tháng ngưng hoạt động, buồng trứng sẽ cần thời gian để mọi chức năng có thể trở về trạng thái như trước khi mang thai, quá trình này có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh sau sinh.
1.4 Sử dụng thuốc tránh thai gây nên rối loạn kinh nguyệt
Thời gian đầu khi mới sinh con và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều chị em sử dụng đến thuốc tránh thai để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Thuốc tránh thai có chứa các thành phần gây ức chế nội tiết, ngăn ngừa việc trứng gặp tinh trùng, làm chậm thời gian rụng trứng hơn so với chu kỳ bình thường.
Không chỉ vậy, dù là thuốc tránh thai khẩn cấp hay thuốc tránh thai hàng ngày thì đều ít nhiều làm thay đổi hormone nội tiết. Bên cạnh việc ngăn ngừa sự thụ tình thì việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ kèm theo các tác dụng phụ như: rong kinh, kinh nguyệt không đều, mệt mỏi, đau đầu….
2. Những biến chứng từ hiện tượng rong kinh sau sinh
Mặc dù rong kinh sau sinh sẽ không đe dạo đến tính mạng của mẹ, tuy nhiên nếu rong kinh kéo dài lâu ngày và không có cách khắc phục hay điều trị dứt điểm thì lâu dần bệnh lý này sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ.
Sau khi sinh con, sức khỏe của người mẹ không còn được như hồi con gái mà sẽ giảm sút đi nhiều, thêm việc rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không đủ sức khỏe để chăm con nhỏ. Nếu rong kinh dài ngày và ồ ạt có thể dẫn đến thiếu máu và ngất xỉu. Một số biến chứng từ hiện tượng rong kinh có thể gặp đó là:
– Cơ thể xanh xao do thiếu hụt lượng lớn máu: Cơ thể con người luôn cần một lượng lớn hồng cầu và đảm bảo lượng sắt trong máu để duy trì sự sống. Tuy nhiện việc rong kinh kéo dài sẽ làm giảm số lượng hồng cầu trong máu, từ đó khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu, da dẻ sẽ tái nhợt, xanh xao và thiếu sức sống, nếu lượng máu kinh ra ồ ạt (hay còn gọi là cường kinh), chị em cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và có biện pháp bù lượng máu bị thiếu hụt cho cơ thể.
– Bị “hành hạ” bởi các cơn đau bụng dữ dội: Đau tức vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở nhiều chị em. Tuy nhiên khi rong kinh dài ngày kèm theo những cơn đau bụng quằn quại, dữ dội thì mức độ này cần có sự can thiệp và chẩn đoán, kiểm tra của bác sĩ.
– Dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa: Khu vực âm đạo khi bị rong kinh luôn ẩm ướt và tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại. Nếu mắc rong kinh kéo dài và không được vệ sinh đúng cách thì rất dễ “mở cửa” cho vi khuẩn tấn công và phát triển, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy âm đạo.
3. Làm thế nào để mẹ khắc phục được tình trạng rong kinh sau sinh?
Các mẹ sau sinh thường có thắc mắc rong kinh sau sinh thường và sinh mổ khi điều trị có giống nhau không? Câu trả lời là không có sự khác biệt giữa rong kinh ở phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau vì còn phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây ra rong kinh.
– Khi bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì không cần thiết phải điều trị bằng thuốc vì hiện tượng rong kinh sẽ tự hết và dần ổn định trở lại khi cơ thể mẹ hoàn toàn hồi phục.
– Nhưng nếu rong kinh mà nguyên nhân khởi phát là từ các bệnh lý liên quan đến viêm phụ khoa, u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung… thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp chữa trị khoa học, phù hợp.
– Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, mẹ có thể lưu ý tới những nguyên tắc sau đây để hạn chế hiện tượng rong kinh tái phát:
– Đảm bảo luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thông thoáng, tránh môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên vệ sinh khu vực phía bên ngoài âm hộ, tránh thụt rửa quá sâu vào bên trong gây tổn thương và nhiễm trùng âm đạo.
– Hạn chế sinh hoạt tình dục trong thời gian đang điều trị rong kinh, vì có nhiều yếu tố là tác nhân gây bệnh sẽ theo đường tinh dục đi sâu vào bên trong vùng kín, làm cản trở đến quá trình chữa bệnh.
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào các bữa ăn hàng ngày. Mẹ nên bổ sung sắt, các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C tăng cường đề kháng và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
– Ngoài ra, các mẹ bỉm nên dành thời gian từ 30 phút đến 1h đồng hồ mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng, giúp cơ thể chuyển hóa chất và điều hòa kinh nguyệt tốt hơn, mẹ có thể thử tập các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc ngồi thiền,…
– Đặc biệt, việc quan tâm đến sức khỏe phụ khoa từ sớm là điều rất cần thiết. Ngay cả khi không gặp tình trạng rong kinh, mẹ cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm soát rong kinh cũng như tầm soát sớm các bệnh lý phụ khoa có thể gặp.
Hy vọng những chia sẻ trên từ Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI sẽ giúp các mẹ thêm phần hiểu rõ hơn về tình trạng rong kinh sau sinh cũng như có phương án điều trị phù hợp. Để đăng ký đặt lịch khám với bác sĩ chuyên sản phụ khoa, chị em hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.