Lựa chọn nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp phòng tránh và cải thiện nhiều bệnh dạ dày.
Menu xem nhanh:
1. Nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày nên ăn
Viêm dạ dày có căn bệnh có liên quan rất mật thiết đến chế độ ăn uống. Vì thế để bệnh nhanh chóng thuyên giảm bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày sau:
1.1 Thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày
Cơm nếp, bánh mỳ, bánh quy… là các món rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Niêm mạc bị tổn thương sẽ được xoa dịu và bảo vệ khỏi lượng acid dư thừa trong dịch vị dạ dày khi bạn ăn những thực phẩm này.
Ngoài ra, trứng và sữa cũng nên được ưu tiên trong thực đơn của người đau dạ dày, vì chúng giúp những cơn đau do viêm dạ dày của bạn được giảm đi nhanh chóng.
1.2 Nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày: Thực phẩm dễ tiêu hóa
Các món ăn được chế biến kỹ lưỡng, mềm nát và có chất kiềm, khiến axit trong dạ dày bão hòa
Các món ăn được chế biến kỹ lưỡng, mềm nát và có chất kiềm, khiến axit trong dạ dày bão hòa chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người viêm dạ dày. Cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nát… là những thực phẩm như vậy.
Canh/ súp với thực phẩm đã được nấu chín, loãng, vừa giúp dễ tiêu vừa không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ axit trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
Không những thế, một bát súp khoai tây hầm với bắp cải có tác dụng tương tự và tốt hơn rất nhiều khoai tây chiên. Vitamin U có nhiều trong bắp cải cũng có khả năng làm lành vết loét dạ dày, Vì vậy nên bổ sung chúng vào trong thực đơn mỗi ngày.
1.3 Nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày: Thực phẩm giàu chất flavonoid
Đứng đầu trong danh sách này đó chính là quả việt quất. Không chỉ giúp giảm sưng viêm dạ dày, thường xuyên ăn trái cây này còn giúp bảo vệ các thành mạch máu não, làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.Những loại rau củ khác cũng rất tốt cho dạ dày đó là: Cải xoăn, súp lơ xanh, rau bó xôi, củ hành…
1.4 Nghệ, mật ong
Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc Đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ axit tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
1.5 Ngũ cốc và rau củ
Người bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các loại ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày – tá tràng.
3. Nhóm thực phẩm nên tránh để bảo vệ dạ dày
3.1 Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh
Người bị dạ dày không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn hoặc cần ăn thêm gừng tươi để điều hòa. Có thể kể đến một số loại như: cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi, nếu muốn dùng phải để nguội về nhiệt độ 25 – 30 độ C.
3.2 Cà chua
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua rất không tốt cho người bị dạ dày. Khi ăn cà chua lúc đói, các chất trong cà chua phản ứng với acid dạ dày có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
3.3 Dưa muối, cà muối
Các loại dưa muối, cà muối này có dư lượng axit cao không tốt cho dạ dày. Có quá nhiều axit trong dạ dày sẽ dễ làm bào mòn niêm mạc dạ dày, gây loét, viêm và làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.
3.4 Một số loại gia vị
Hành, ớt, hạt tiêu, mù tạt… có thể khiến ruột bị kích thích gây nên hiện tượng nóng rát vùng thượng vị. Đặc biệt có thể làm cho chỗ loét lan rộng dẫn đến tình chảy máu rất nguy hiểm.
3.5 Sản phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm sữa khôngh nằm trong nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày mà rất dễ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.
Không dung nạp lactose có thể gây nên tiêu chảy hoặc làm cho vấn đề tiêu hóa thêm trầm trọng. Nên ăn sữa chua và pho mát vì chúng không có lactose hoặc các sản phẩm sữa không có lactose.
3.6 Thực phẩm giàu chất béo
Thức ăn giàu chất béo và đồ chiên rán kích thích các cơn co thắt ở dạ dày. Gây rối loạn quá trình tiêu hóa, khó tiêu, có thể dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy. Đồ chiên rán làm tổn thương dạ dày. Gây no bụng, đầy hơi..
4. Lưu ý khi chế biến nhóm bảo vệ thực phẩm dạ dày
– Nên thái nhỏ, nghiền nát hoặc xay thức ăn khi nấu để làm giảm kích thích bài tiết dịch. Lúc này, thức ăn cũng sẽ được vận chuyển qua dạ dày nhanh chóng. Nấu chín là cách hợp lý để bảo vệ tiêu hóa, không nên dùng thực phẩm sống như gỏi, sashimi,… Lưu ý trong quá trình ăn cần nhai kỹ, ăn chậm.
– Nhiệt độ thức ăn cũng có phần ảnh hưởng đến dạ dày. Thức ăn quá lạnh có thể khiến cơ dạ dày co bóp mạnh. Thức ăn quá nóng khiến cho niêm mạc sung huyết và co bóp mạnh hơn.
– Nồng độ thức ăn cũng có ảnh hưởng tới tiêu hóa. Thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm được đều, gây khó khăn trong tiêu hóa hơn. Thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và dạ dày cũng tiêu hóa kém đi.
– Để thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất thì trong bữa ăn bạn chỉ nên uống 100-200 ml nước. Có thể uống ngoài bữa ăn nếu ra mồ hôi quá nhiều.
– Ngoài việc tăng cường bổ sung thêm nhóm thực phẩm bảo vệ dạ dày, cần phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, cũng như giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tránh căng thẳng stress.
Nếu cần tư vấn về bệnh dạ dày, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn.