Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Điều trị đúng cách ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì, nên ăn gì hay áp dụng phương pháp nào để điều trị là những thông tin đông đảo người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không ít các trường hợp vì lơ là chế độ ăn uống mà khiến bệnh tình trở nặng hoặc ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

1. Chế độ ăn hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hình thành nên các tổn thương dạng viêm loét và biểu hiện ra bên ngoài là các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, nóng rát thượng vị, cảm giác buồn nôn hoặc nôn sau ăn,…

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày không quá khó khăn, bệnh càng được phát hiện sớm sẽ càng thuận lợi hơn cho việc điều trị. Viêm loét dạ dày nhẹ có thể được xử lý tốt bằng thuốc cùng việc điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học. Trường hợp viêm loét dạ dày nặng kèm theo biến chứng thì việc điều trị cũng khó khăn hơn thậm chí là phải phẫu thuật.

Đúng vậy, chế độ ăn hợp lý bao gồm lựa chọn những thực phẩm cần kiêng và nên ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh cũng như phòng bệnh hiệu quả ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi.

Vài trò của chế độ ăn trong điều trị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn khoa học giúp người bệnh loét dạ dày thuyên giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

2. Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm không tốt sau đây:

2.1. Sữa tươi

Sữa tươi tưởng chừng là thức uống rất bổ dưỡng nhưng thực sự lại không tốt với người bệnh viêm dạ dày. Uống nhiều sữa tươi có thể kích thích khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn từ đó sẽ làm tình trạng loét trở nên tệ hơn.

2.2. Rượu và đồ uống có cồn

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, rượu bia và đồ uống chứa cồn khác gây kích thích dạ dày và thậm chí làm tổn hại lớn tới ống tiêu hóa. Cụ thể, rượu bia khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn và hình thành thêm các vết loét mới.

2.3. Đồ ăn nhiều chất béo

Các đồ ăn nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật,.. tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên rất dễ dẫn tới việc quá tải cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau và chướng bụng. Với người bệnh viêm loét dạ dày lại càng không tốt vì vậy hãy hạn chế thấp nhất việc tiêu thụ nhóm các đồ ăn này.

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Không ăn đồ nhiều chất béo

Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày.

2.4. Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Không ăn đồ ăn cay

Các loại gia vị cay như ớt, ớt bột, tiêu, tương ớt,.. và đồ ăn nóng đều dễ gây kích thích và làm tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Do đó đối với người bệnh đang bị loét dạ dày thì không nên ăn đồ cay nóng.

2.5. Trái cây họ cam chanh

Các loại trái cây họ cam chanh có vị chua và chứa các acid tự nhiên gây kích thích các ổ loét ở dạ dày. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trái cây họ cam chanh rất giàu vitamin có lợi. Chính vì vậy, người bệnh loét dạ dày không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn chúng mà có thể hạn chế sử dụng phù hợp theo đúng tính trạng bệnh của bản thân.

2.6. Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Không ăn đồ lên men

Người bệnh viêm loét dạ dày tốt nhất không nên ăn quá nhiều đồ ăn theo công thức lên men như dưa góp, cà muối, mắm tôm, mắm tép,… Nhóm thực phẩm này có thể gây biến đổi axit trong dạ dày và khiến bệnh loét dạ dày tiến triển nặng hơn nhanh chóng.

3. Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm không nên ăn thì người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần chú ý tới nhóm thực phẩm nên ăn sau đây để bổ sung đủ dinh dưỡng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

3.1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Sữa chua, sữa chua uống, men tiêu hóa,miso,… là những thực phẩm rất giàu lợi khuẩn (probiotic) tốt cho tiêu hóa và tốt với người bệnh viêm loét dạ dày. Lợi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn HP và giúp điều trị lành vết loét.

3.2. Thực phẩm hỗ trợ điều trị

Gừng, nghệ, mật ong, nha đam là nhóm thực phẩm nổi tiếng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Bạn có thể sử dụng trực tiếp từng loại thực phẩm hoặc kết hợp chúng để gia tăng hiệu quả.

3.3. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp giảm nồng độ acid dạ dày, nhờ đó thuyên giảm các triệu chứng đau và chướng bụng, Không chỉ vậy, chất xơ giúp phòng ngừa và hạn chế hình thành thêm các ổ loét dạ dày mới. Bổ sung chất xơ từ rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc,…

Viêm loét dạ dày nên ăn nhiều chất xơ

Chất xơ tốt cho tiêu hóa và tốt cho người bệnh điều trị viêm loét dạ dày.

3.4.Thực phẩm bổ sung vitamin

Các nhóm vitamin A, B, C, E giúp tăng cường sức đề kháng, tái cấu trúc niêm mạc dạ dày. Bổ sung nhóm vitamin này từ thanh long, khoai tây, khoai lang, rau xanh đâm, rau chân vịt, cà rốt, ớt chuông,…

3.5. Thực phẩm chống oxy hóa

Cũng như các vitamin, các chất chống oxi hóa giúp ích trong quá trình làm lành các ổ viêm loét và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày. Nên lựa chọn các thực phẩm như đu đủ, cà chua, nghệ, bông cải xanh,..

4. Phương pháp được chỉ định trong điều trị loét dạ dày

Việc thực hiện chế độ ăn khoa học chỉ là một phần quan trọng hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trên hết người bệnh viêm loét dạ dày cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

4.1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc thực hiện với viêm loét dạ dày nhẹ và chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thực hiện điều trị bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi các yêu cầu điều trị.

Nhóm thuốc thường được áp dụng với bệnh loét dạ dày bao gồm:

– Thuốc kháng acid

– Thuốc giảm tiết acid

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

– Thuốc diệt vi khuẩn HP

Lưu ý, việc điều trị bằng thuốc cần kiên trì thực hiện, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phát huy hiệu quả tốt nhất. Người bệnh không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

4.2. Phẫu thuật cắt dạ dày

Trường hợp can thiệp cắt dày ít gặp hơn, được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng có biến chứng nguy hiểm hoặc ca bệnh không đáp ứng yêu cầu điều trị nội khoa.

Việc cắt đi một phần dạ dày là cách nhanh nhất giúp ngăn chặn sự lan rộng của ổ viêm loét. Tuy nhiên, ca can thiệp này cũng sẽ có những rủi ro nhất định nên bác sĩ cần đánh giá chi tiết về tình trạng bệnh để đưa ra chỉ định cuối cùng.

Như vậy, mỗi người bệnh đã nắm được các thông tin viêm loét dạ dày không nên ăn gì, nên ăn gì và phương pháp điều trị đúng cách. Hãy chủ động thăm khám ngay khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh để xử lý bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital