Nhồi máu cơ tim được đánh giá là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân chính là do chủ quan, phát hiện muộn và điều trị không kịp thời. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu rõ về bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhồi máu cơ tim điều trị thế nào và các lưu ý liên quan.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân nào dẫn tới nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim xảy ra do hiện tượng tắc nghẽn lưu thông máu của động mạch dẫn tới tim. Điều này gây ra thiếu oxy, đồng thời cũng làm chết các tế bào cơ của tim một cách nhanh chóng. Từ đó dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự co bóp của tim như: làm nhịp tim rối loạn, hay suy tim.
Dưới sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, cộng thêm vấn đề về tuổi tác thì các mảng xơ vữa (đặc biệt là cholesterol) sẽ hình thành dọc theo thành động mạch. Khi các mảng này bị vỡ ra sẽ hình thành máu đông và đi vào hệ tuần hoàn. Ở đây, nó sẽ làm tắc nghẽn động mạch tại những bộ phận khác nhau của cơ thể (tim, não, tay chân,…) và làm giảm lưu lượng máu (có thể gián đoạn hoàn toàn). Và đó chính là tình trạng thiếu máu cục bộ. Nếu bị kéo dài sẽ bị: thiếu oxy, chết các tế bào, dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim cần lưu ý như: tăng cholesterol máu, tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, thường xuyên căng thẳng, hút thuốc,…
Ngoài ra tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý này cao gấp 4-5 lần so với nam giới. Còn sau giai đoạn mãn kinh thì tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới được đánh giá là ngang nhau.
2. Triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim
– Đau vùng ngực: là dấu hiệu chính, có cảm giác đau nhói ở tim và lan ra sau lưng. Nhiều lúc thấy nặng ở ngực như bị bóp chặt xung quanh. Cơn đau có thể dần lan đến vai, cổ, hàm hay dọc theo cánh tay.
– Một vài triệu chứng đi kèm như: lo lắng, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, thở dốc,…
– Các cảm giác như: ăn không tiêu, đau thượng vị (hay bị nhầm với các cơn đau dạ dạy, hệ tiêu hóa).
– Một số trường hợp: lớn tuổi hay bị đái tháo đường có thể chỉ bị đau ngực nhẹ hay bị mệt và thở dốc.
– Huyết áp: có thể tăng cao (vì tăng tiết catecholamine), hoặc bị giảm khi có hiện tượng suy tim nặng.
– Mạch: một là đập rất nhanh, hai là cực chậm.
3. Nhồi máu cơ tim nguy hiểm thế nào?
Một số người bị nhồi máu cơ tim khi không được sơ cứu kịp thời trong “giai đoạn vàng” sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Đối với các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đặc biệt là đột quỵ thì được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng có cơ hội phục hồi cao.
Triệu chứng đặc trưng ở nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực, cơn đau từ phần xương ức và hây nhiều khó chịu cho người bệnh. Kèm theo cơn đau sẽ là các biểu hiện: khó thở, đau đầu, buồn nôn,… Nếu không được sơ cứu kịp thời người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
– Suy tim hay sốc tim nặng: bị khó thở, huyết áp xuống thấp nghiêm trọng và phải sử dụng máy thở.
– Rối loạn về nhịp tim và có thể gây ra đột tử.
– Hở van tim 2 lá do dây chằng lá van bị đứt.
– Bị thủng tim ở vách liên thất khiến thông nối thất trái và thất phải.
– Thủng van tim ở thành tự do dẫn tới tràn máu mang tim hay vỡ tim.
4. Điều trị với nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xuất hiện sẽ khiến các động mạch vành ngừng cung cấp máu để nuôi tim. Các mô cơ tim thiếu oxy dẫn tới tổn thương và có thể ngừng hoạt động. Dưới đây là các thông tin về điều trị và lưu ý sau điều trị với bệnh lý:
4.1. Nhồi máu cơ tim điều trị tái lưu thông mạch vành
Các phương pháp điều trị tái lưu thông đối với mạch vành bị tắc nghẽn bao gồm:
– Thuốc tiêu sợi tuyết: được áp dụng khi chưa được sắp xếp phòng thông tim.
– Chụp mạch vành, đặt stent.
– Mổ bắc cầu với động mạch vành.
Chụp động mạch vành: là khi bác sĩ sử dụng 1 ống thông nhỏ được luồn từ động mạch quay hay động mạch đùi đi vào tim, và đến động mạch vành. Qua ống này, bác sĩ bơm thuốc cảm quang vào và ghi lại hình ảnh của mạch vành. Stent được đưa vào vị trí mạch vành đang tắc. Stent sẽ được bung ra cho nong và mở rộng mạch máu, giúp lưu thông máu trở lại bình thường.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: là cách bác sĩ lấy 1 đoạn mạch máu từ bộ phận khác trên cơ thể để làm cầu nối sau đó cho máu đi qua cầu nối đó.
4.2. Nhồi máu cơ tim điều trị kiên trì lâu dài
Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc đặc biệt. Điều này nhằm tránh các tái phát và biến chứng về sau. Người bệnh cần chú ý tới việc xây dựng lối sống kèm thăm khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Tập thể dục, thể thao đều đặn và giảm cân nếu cần thiết.
– Không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt có ga.
– Hạn chế việc ăn mặn, mỡ động vật, thức ăn đóng hộp hay thức ăn nhanh.
– Bổ sung thật nhiều rau xanh, củ quả và các loại hạt.
– Hạn chế để tâm trạng rơi vào căng thẳng, stress.
Đối với việc thăm khám và sử dụng thuốc đều đặn, người bệnh cần:
– Sử dụng các loại thuốc điều trị thiết yếu theo đúng hướng dẫn. Các loại thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, chẹn bêta, thuốc chống kết tập tiểu cầu và statin.
– Bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim phải sử dụng 2 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu tối thiểu trong 1 năm. Sau đó sẽ duy trì còn 1 loại trong lâu dài.
– Đối với người đã phẫu thuật hay đặt stent thì cần uống thuốc lâu dài để phòng ngừa tình trạng huyết khối.
– Điều trị tốt các bệnh nếu bị mắc song song như: huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,…
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Nên xây dựng một lối sống khoa học từ sớm để có thể ngăn ngừa bệnh lý này. Đặc biệt hãy đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường để được thăm khám và tư vấn sớm.