Nhồi máu cơ tim type 2: Triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng gây ra bởi sự suy giảm hoặc ngừng hoạt động của mạch máu đưa oxy đến cơ tim. Nhồi máu cơ tim có nhiều loại khác nhau, trong đó nhồi máu cơ tim type 2 là một dạng đặc biệt đáng chú ý. 

1. Nhồi máu cơ tim và những điều cơ bản cần biết

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn mạch vành, gây thiếu máu cơ tim cấp, có thể dẫn đến hoại tử cơ tim. Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột ở người bệnh hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim là mạch vành bị tắc nghẽn bởi các cặn bã, chất béo và đặc biệt là các cục máu đông. Các yếu tố nguy cơ gây ra nhồi máu cơ tim bao gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường, tuổi tác, gia đình có tiền sử bệnh tim mạch và không hoạt động thể chất đều đặn.

Nhồi máu cơ tim được chia thành 5 type khác nhau dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Trong đó, nhồi máu cơ tim loại 2 xảy ra khi mạch máu đưa oxy đến cơ tim bị giảm do tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim. Nguyên nhân của tình trạng này gồm sự co thắt mạch vành, thuyên tắc mạch vành, suy hô hấp, rối loạn nhịp nghiêm trọng hoặc suy giảm lưu lượng máu.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn mạch vành, gây thiếu máu cơ tim đột ngột

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn mạch vành, gây thiếu máu cơ tim cấp

2. Triệu chứng của nhồi máu cơ tim type 2

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim loại 2 thường tương tự như nhồi máu cơ tim loại 1, bao gồm:

– Đau ngực: Đau ngực do nhồi máu cơ tim loại 2 thường không kéo dài và không cố định. Thay vào đó, đau ngực có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và xuất hiện ở vùng ngực, thường xuất phát từ phía trên thượng vị hoặc xung quanh vùng cổ. Các cơn đau có thể lan ra đến cánh tay trái, vai trái, hàm hoặc lưng.

– Khó thở: Một triệu chứng phổ biến khác của nhồi máu cơ tim loại 2 là khó thở. Người bệnh thường cảm thấy khó thở hoặc thở nặng ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều này xuất hiện do không đủ máu và oxy đến cơ tim.

– Mệt mỏi: Mệt mỏi không bình thường là một triệu chứng khá phổ biến của nhồi máu cơ tim loại 2. Bệnh nhân mệt mỏi và suy giảm khả năng hoạt động hằng ngày mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Buồn nôn và nôn mửa: Một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn và nôn mửa. Điều này xảy ra do sự suy giảm lưu thông máu đến dạ dày và các phần khác của hệ tiêu hóa.

Nhịp tim không đều: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim loại 2 có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều. Người bệnh cảm thấy nhịp tim bất thường hoặc bị đánh rơi nhịp.

Đau, tức ngực là triệu chứng thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim type 2

Đau, tức ngực là triệu chứng thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim loại 2

3. Các biện pháp điều trị nhồi máu cơ tim loại 2

Nhồi máu cơ tim loại 2 đòi hỏi một phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách để khắc phục nguyên nhân gốc rễ và cải thiện tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được áp dụng:

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và kiểm soát yếu tố nguy cơ

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực và giảm căng thẳng là điều vô cùng cần thiết để cải thiện triệu chứng bệnh. Bệnh nhân cần giảm cân (nếu cần thiết), hạn chế đồ ăn nhiều cholesterol, muối và chất béo bão hòa và tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục đều đặn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý về thận và tim mạch. Việc điều trị hiệu quả các bệnh lý này sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

3.2. Sử dụng thuốc điều trị nhồi máu cơ tim type 2

Với trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc như chất chống đông máu, chất giảm cholesterol, thuốc tăng huyết áp và các loại thuốc khác để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng tim mạch. Một vài loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim gồm:

– Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này giúp làm chậm nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu đến tim. Điều này giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và cải thiện triệu chứng.

– Thuốc giảm cholesterol: Mức cholesterol cao góp phần làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ tái phát.

– Thuốc chống huyết đông: Đối với những người có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong mạch máu, thuốc chống huyết đông như aspirin hoặc clopidogrel có thể được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc điều trị nhồi máu cơ tim cần tuân thủ theo chỉ định và được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc chống đông máu hoặc tăng huyết áp để điều trị nhồi máu cơ tim

Chất chống đông máu, chất giảm cholesterol, thuốc tăng huyết áp,…thường được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim

3.3. Các biện pháp ngoại khoa điều trị nhồi máu cơ tim type 2

Các phương pháp ngoại khoa sẽ được áp dụng nếu bệnh gây ra các triệu chứng nghiêm trong, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Mục đích là để loại bỏ cặn bã, chất béo và cặn tồn dư khác trong các động mạch đang bị tắc nghẽn. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

4. Các biện pháp chăm sóc sau nhồi máu cơ tim

Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe tốt bằng một số biện pháp dưới đây:

– Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn và hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, khám định kỳ để phòng ngừa tái phát.

– Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Nên ăn nhiều rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa và omega-3. Hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và muối.

– Vận động thể lực: Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục định kỳ và tăng cường hoạt động thể lực. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới nào, hãy thảo luận và nhận sự hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

– Kiểm soát tâm trạng: Học cách giảm căng thẳng và xây dựng lối suy nghĩ tích cực. Các phương pháp như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

– Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng cồn: Với các bệnh nhân hút thuốc lá, hãy tìm các chương trình hỗ trợ để giúp bạn bỏ thuốc hoặc tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ. Hạn chế hoặc tránh sử dụng cồn, vì nó có thể gây tác động tiêu cực lên hệ thống tim mạch.

Với những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim type 2, việc chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh lối sống là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát và duy trì sức khỏe tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital