Nhổ răng khôn đau bao lâu là một trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất sau quá trình nhổ răng khôn. Vậy sau bao lâu thì vết nhổ răng lành lại và liền hoàn toàn?
Menu xem nhanh:
1. Răng khôn có cần nhổ bỏ không?
Răng số 8 còn được gọi với tên khác là răng khôn (răng mọc khi đã trưởng thành). Theo thống kê, có hơn 85% dân số trên toàn thế giới sẽ mọc răng khôn. Tuy nhiên, do mọc muộn, mọc sau khi các răng còn lại đã phát triển nên răng khôn thường có xu hướng bị mọc lệch do không đủ không gian cần thiết để nhô lên một cách bình thường, và các răng khôn mọc lệch đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì thế mà những răng này phần nhiều cần nhổ bỏ.
1.1 Khi nào cần nhổ răng khôn
Cụ thể trong các trường hợp dưới đây, răng không cần được nhổ bỏ:
– Răng khôn khi mọc gây tình trạng nhiễm trùng, u nang quanh chân răng và gây ảnh hưởng đến các răng còn lại (răng mọc chèn, xô, trùm lợi lên các răng khác,…).
– Răng khôn mọc chưa gây ra các biến chứng nhưng tạo nên các khe, kẽ gây giắt thức ăn, tương lai dễ gây sâu răng, ảnh hưởng tới răng hàm số 7.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến răng hàm số 7. Tuy nhiên răng khôn không có răng đối diện ăn khớp khiến mọc trồi dài tới hàm đối diện, tạo nên các khe bậc thang gây nhồi nhét thức ăn và có thể gây lở loét nướu hàm đối diện.
– Răng số 8 mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường, dễ gây viêm nha chu.
– Răng khôn bị viêm nướu, viêm nha chu hoặc sâu răng.
– Người bệnh đang thực hiện chỉnh hình nha khoa.
1.2 Những trường hợp răng khôn không cần nhổ bỏ
Có rất nhiều trường hợp khiến răng khôn mọc lên cần nhổ bỏ. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những trường hợp không cần nhổ bỏ răng khôn như:
– Răng mọc bình thường, mọc thẳng và đủ chỗ, không kẹt mô xương và nướu, không có biến chứng. Với trường hợp này, hàng ngày cần giữ gìn vệ sinh răng miệng để làm sạch triệt để như các răng còn lại, tránh sâu răng, viêm lợi,…
– Bệnh nhân mọc răng khôn song có các bệnh lý mạn tính về tim mạch, rối loạn đông máu, bệnh nhân bị đái tháo đường,…
– Răng khôn mọc liên quan trực tiếp tới các dây thần kinh xoang.
Do răng khôn có thể cần nhổ, có thể không cần loại bỏ. Chính vì thế để biết chính xác răng số 8 này có cần loại bỏ hay không, hãy tới trực tiếp nha sĩ để được kiểm tra.
2. Nhổ răng khôn đau bao lâu?
Với các trường hợp cần thực hiện loại bỏ răng số 8 thì câu hỏi nhổ răng khôn đau bao lâu luôn được chú ý. Vậy, thời gian đau răng khôn là bao lâu?
2.1. Quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn
Trung bình, sau khoảng từ 2-3 ngày, cảm giác đau nhức do nhổ răng sẽ giảm hẳn. Cụ thể quá trình phục hồi sẽ diễn ra như sau:
– Trong vòng một giờ, cần ngậm chặt bông gòn để cầm máu. Đồng thời cần uống thuốc ngay để giảm đau và chống nhiễm trùng.
– Trong vòng 24 giờ, sau khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau buốt răng. Cục máu đông cũng hình thành. Tuy nhiên trong thời gian này cần tránh tuyệt đối không để vật gì tiếp xúc với huyệt ổ chân răng. Nếu quá đau, bạn có thể sử dụng đá để chườm lạnh. Lưu ý trong 24 giờ, khi quan sát tại vết nhổ có thể xuất hiện màng màu trắng, ghi nhớ không nên cậy ra bởi đây là lớp màng trắng hình thành để bảo vệ. Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân không được súc họng mạnh, đặc biệt là súc miệng vào vị trí nhổ răng.
– Trong 2- 3 ngày sau, cảm giác đau nhổ răng vẫn còn khá nhiều. Sang ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, gần như bệnh nhân không còn cảm giác đau do nhổ răng.
– Sau 30 ngày, huyệt ổ gần như liền hoàn toàn trên bề mặt.
– Sau khoảng 2 – 4 tháng, lỗ hổng trên xương hàm do nhổ răng gần như được làm liền bề mặt
– Sau khoảng 6 – 8 tháng, toàn bộ cấu trúc xương được liền hoàn toàn.
2.2. Các yếu tố liên quan tới quá trình phục hồi sau nhổ răng
Trên thực tế, thời gian đau sau nhổ răng khôn cũng như quá trình phục hồi ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân nhổ răng có sức khỏe tốt thì khả năng chịu đau cũng sẽ lớn hơn. Đồng thời tốc độ phục hồi nhanh giúp quá trình lành thương nhanh hơn.
– Tình trạng răng khôn nhổ bỏ: Tùy từng kiểu mọc răng, cấu trúc răng khôn mà khi nhổ bỏ thời gian đau cũng khác nhau. Răng mọc lệch, mọc ngầm, phần lớn cần rạch lợi lớn hơn để loại bỏ răng ra ngoài. Răng một chân sẽ dễ nhổ và bớt đau hơn các răng khôn hai chân, ba chân, đồng thời hố răng cũng sẽ nhỏ hơn giúp cho quá trình lành thương được nhanh hơn.
– Trang thiết bị thực hiện: Việc trang thiết bị cần đảm bảo trong quá trình nhổ răng là vô cùng cần thiết giúp chống nhiễm trùng, áp xe hố nhổ răng.
– Chế độ chăm sóc sau nhổ răng: Sau nhổ răng, thực hiện chăm sóc tốt sẽ giúp quá trình liền lợi, đầy huyệt ổ diễn ra nhanh hơn.
3. Chăm sóc như nào sau nhổ răng khôn để ít bị đau?
Để quá trình phục hồi sau nhổ răng nhanh chóng, người bệnh giảm đau sau nhổ răng thì chế độ chăm sóc sau nhổ răng không là vô cùng quan trọng. Sau nhổ răng, cần ghi nhớ:
– Trong 24 giờ đầu không tác động bất cứ thứ gì tại vị trí nhổ răng.
– Chế độ vệ sinh như sau: Sau 1 ngày có thể vệ sinh răng miệng bình thường. Tránh bàn chải đưa vào chỗ nhổ răng, tránh súc miệng quá mạnh. Nếu chảy máu, hãy ngậm bông để cầm máu bình thường.
– Chế độ ăn uống như sau: Ưu tiên ăn đồ mềm, lỏng và nguội trong tuần đầu sau khi nhổ răng. Không ăn các đồ ăn quá mặn, cay và quá nóng. Không ăn các đồ ăn cứng, phải dùng lực xé quá nhiều. Không uống rượu bia và không hút thuốc lá trong tuần đầu sau nhổ răng.
Nếu gặp phải các hiện tượng như: huyệt ổ xuất hiện mủ trắng nhiều (cần phân biệt với màng trắng xuất hiện sau 24 giờ được nêu bên trên), chảy máu không cầm,.. cần gặp ngay bác sĩ nha khoa để khắc phục.
Những thông tin trên đây hy vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn về thời gian đau sau khi nhổ răng khôn và trang bị được những kiến thức cần thiết trong chăm sóc sau nhổ răng để quá trình phục hồi được nhanh nhất.