Nhiệt miệng ở trẻ em là một hiện tượng không hiếm gặp tuy nhiên nếu không được xử lý sớm thì rất có thể sẽ khiến trẻ quấy khóc và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để phòng tránh cũng như đối phó với hiện tượng nhiệt miệng nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nhiệt miệng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân do đâu?
Nhiệt miệng bệnh rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Hầu như ai cũng có thể bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời, và có đến 20% dân số hiện nay thường xuyên bị nhiệt miệng. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhiệt miệng nhất. Bệnh thường có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát, tuy nhiên để không quá khó chịu thì không nên để tự lành mà cần được can thiệp bằng chế độ ăn đôi khi là bằng thuốc.
Nhiệt miệng xuất hiện và đôi khi không có nguyên nhân nào cụ thể cả. Nó có thể đến từ chế độ ăn cũng có thể đến từ những yếu ngoại cảnh khác. Một số nguyên nhân có thể kể đến như là:
– Tinh thần gặp đang gặp nhiều căng thẳng
– Cơ thể ăn phải những thực phẩm bị dị ứng.
– Do chức năng thận đang bị suy giảm
– Trong chế độ ăn có chứa nhiều thực phẩm cay và chua
– Cơ thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng như là vitamin B12, axit folic, sắt
– trẻ bị dị ứng với một số thành phần hóa học có trong kem đánh răng như là: natri lauryl sunfat
2. Phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ em như thế nào?
Để có thể phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ em cha mẹ nên:
– Thiết lập chế độ sinh hoạt hàng ngày đều đặn và hợp lí như là sinh hoạt có giờ giấc, không để trẻ con thức khuya, không ăn uống linh tinh, chế độ ăn cần hợp lý, khuyến khích những đồ ăn lành mạnh, rau xanh.
– Giữ vệ sinh răng miệng cho bé luôn sạch sẽ, vệ sinh ngày hai lần đúng cách. Bên cạnh đó cha mẹ nên hướng dẫn bé tập tự đánh răng đúng cách, không để làm tổn thương niêm mạc bé và sau khi đánh răng không quên việc súc miệng hàng ngày. Nước muối súc miệng hàng ngày rất quan trọng chúng sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khu vực khoang miệng, amidan và họng.
3. Điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Trẻ bị nhiệt miệng thường không quá nguy hiểm vì hầu hết những trường hợp này sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần, bạn có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn của trẻ một chút như ăn nhiều đồ mát, rau xanh thì bé sẽ nhanh chóng hết nhiệt miệng.
Nếu như trẻ thường xuyên bị, lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, mỗi lần mọc lên khoảng 2 – 3 vết thì bạn có thể đưa bé đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có thể kiểm tra tình hình của trẻ.
Tùy vào tình trạng của bé, thì mỗi bé sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau. Với đa phần những trường hợp nhẹ bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bé uống một số thuốc kháng khuẩn giảm đi sự phát triển của vi khuẩn và giúp các vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn. Cũng có thể các bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng thêm một số thuốc để có thể bôi trực tiếp lên vết loét.
Một số phương pháp chữa những vết loét do nhiệt miệng mà bạn có thể chữa tại nhà được kể đến như là:
– Loại bỏ tất cả những đồ ăn cay nóng trong khẩu phần ăn của trẻ, những món ăn quá cay, nóng chính là nguyên nhân làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, các món ăn này cũng sẽ khiến bé thấy khó chịu, còn có thể khiến cho bé có cảm giác rất đau, xót ở những vùng bị lở.
– Không chỉ những đồ ăn cay nóng mà những món như khoai tây chiên và các loại hạt cũng nên được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn vì những món ăn này khi ăn sẽ làm tổn thương nướu và các mô mềm ở trong khoang miệng.
– Đọc lại thành phần kem đánh răng và nên chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat.
– Thay đổi bàn chải sang dạng mềm hơn loại hiện tại cho trẻ, hạn chế không đánh răng quá mạnh, nếu không sẽ làm tổn thương nướu.
– Nếu trẻ đau quá cũng có thể dùng đá lạnh để chườm vào khu vực trẻ bị lở để giảm đau.
– Cho trẻ uống nhiều nước hơn trước nếu như bé quá đau do vết loét ở miệng.
– Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra xem bé có các triệu chứng khác như sốt hay phát ban hay không. Nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, bạn nên nhanh chóng cùng gia đình đưa bé đến khám bác sĩ ngay nhé.
Việc vết loét miệng mọc bên trong miệng cũng khiến cho mẹ rất khó phát hiện ra, vì vậy việc kiểm tra sức khỏe của bé là vô cùng quan trọng. Hãy kiểm tra những dấu hiệu bất thường của con thường xuyên mẹ nhé.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể biết thêm thông tin về bệnh nhiệt miệng ở trẻ em cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để chăm sóc trẻ một cách tốt hơn bạn nhé.