Nhận biết triệu chứng của gan nhiễm mỡ, điều trị kịp thời

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan mật thường gặp ở những người béo phì, lạm dụng rượu bia, có chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Tìm hiểu triệu chứng của gan nhiễm mỡ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. 

1. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Khi lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá trọng lượng cho phép, gan bị tổn thương, khiến quá quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, đào thải chất độc tại gan bị cản trở và được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ không có nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Ở các giai đoạn sau, người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt hơn. Có thể nhận biết gan nhiễm mỡ qua triệu chứng ở từng giai đoạn như sau:

1.1. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, mỡ tích tụ trong gan với một lượng nhỏ, chỉ chiếm 5 – 10 % tổng trọng lượng gan. Đây là giai đoạn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm và rất khó nhận ra.

Bệnh thường chỉ được phát hiện trong quá trình chẩn đoán hoặc điều trị các bệnh lý khác. Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động thực hiện các phương pháp xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị dứt điểm.

1.2. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ giai đoạn 2

Chuyên gia nhận định bệnh tiến triển đến giai đoạn 2 nếu tỉ lệ mỡ trong gan tăng dần lên 10 – 20%. Bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, trướng bụng, buồn nôn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, không điều trị khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Ở giai đoạn này, bệnh tích tụ và tiến triển nhanh chóng nếu không được can thiệp điều trị đúng cách.

1.3. Gan nhiễm mỡ giai đoạn 3

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ giai đoạn 3 có những biểu hiện rõ ràng hơn giai đoạn 2. Các dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn này gồm có:

– Đau thường xuyên tại vùng bụng (hạ sườn) bên phải

– Vàng da, vàng lòng trắng mắt

– Mệt mỏi

– Khó tiêu, chán ăn, sụt cân đột ngột

– Đi tiểu đậm màu

– Mạch máu giãn nở, nổi rõ trên da

– Ngứa ngáy toàn thân

– Khó tiêu

– Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu ở thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn)

Ở giai đoạn này, mỡ đã chiếm tỉ trọng rất lớn trong gan, có thể lên đến hơn 30%. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Nếu không có các biện pháp điều trị, bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Người bệnh không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn mà phải chấp nhận chung sống với bệnh.

Ngứa ngáy là triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Ngứa ngáy toàn thân là một trong những triệu chứng của gan nhiễm mỡ

2. Phát hiện sớm gan nhiễm mỡ và điều trị dứt điểm bằng cách nào?

Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu khó có thể phát hiện thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên, nếu kết hợp cùng với các phương pháp siêu âm hoặc xét nghiệm có thể tìm ra bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Các biện pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ bằng hình ảnh gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được áp dụng.

Xét nghiệm máu là phương pháp đánh giá tình trạng men gan tăng. Ngoài ra, để đánh giá chính xác và đầy đủ chức năng gan, các chuyên gia có thể sử dụng biện pháp sinh thiết. Cụ thể, bác sĩ sẽ lấy ra một mảnh gan và đưa đi kiểm tra. Tuy nhiên, phương pháp rất ít khi được sử dụng và thường dùng trong những trường hợp nghi ngờ ung thư.

Phát hiện sớm giúp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Phát hiện sớm điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

3. Phòng tránh gan nhiễm mỡ, ngăn nguy cơ ung thư gan

Thực hiện các biện pháp bảo vệ gan là cách tốt nhất ngăn ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

– Giảm tần suất sử dụng các loại rượu bia, đồ uống có cồn.

– Kiểm soát lượng holesterol nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế ăn đồ chiên rán, giảm lượng tinh bột, tăng cường bổ sung chất xơ và chất béo tốt.

– Tập thể thao thường xuyên.

– Giảm cân khoa học (với những người béo phì).

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu có thể được điều trị dứt điểm. Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, các tổn thương gan không thể phục hồi. Điều trị gan nhiễm mỡ kịp thời giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ gan, ung thư gan gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng nhiễm mỡ gan

Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng nhiễm mỡ gan

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị nhiễm mỡ gan

Người bị gan nhiễm mỡ nên chú ý cách bổ sung dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, cụ thể:

– Nên ăn rau củ quả chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa. Các loại rau củ quả nên ăn gồm có: súp lơ, rau cải, rau má, cam, bưởi,…

– Tăng cường uống nước để thanh nhiệt, giảm mỡ gan, điều hòa cơ thể.

– Bổ sung đạm từ trứng, sữa, cá và các loại đậu. Sử dụng các sản phẩm từ sữa lành mạnh như sữa chua và phô mai.

– Dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương,…giảm lượng cholesterol nạp vào cơ thể hàng ngày. Tăng thực phẩm chứa nhiều protein và omega – 3, ít chất béo.

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng,…

– Hạn chế mỡ động vật bởi mỡ động vật khi được nạp vào cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài qua gan, dẫn đến tích tụ lượng mỡ lớn trong gan.

– Ngừng sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có cồn khác. Đây là thực phẩm cấm kỵ với người mắc bệnh lý về gan. Sử dụng đồ uống có cồn sẽ thúc đẩy nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

– Hạn chế sử dụng đồ cay nóng: Thực phẩm cay nóng góp phần tăng áp lực lên gan, gây tổn thương và làm giảm chức năng gan. Gan mất khả năng bài tiết chất béo, khiến mỡ tích tụ ngày càng nhiều.

5. Những điều cần lưu ý để kiểm soát gan nhiễm mỡ

Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau để kiểm soát tình trạng bệnh của mình:

– Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

– Không tự ý sử dụng thuốc hoặc bỏ thuốc trong đơn kê.

– Tái khám thường xuyên, theo dõi tiến triển của bệnh.

– Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý khác. Một số loại thuốc có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn hoặc gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Hãy tìm đến chuyên gia nếu phát hiện triệu chứng của gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ càng được điều trị sớm và đúng cách thì càng hạn chế được nguy cơ gan tổn thương không thể phục hồi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital