Đau dạ dày khi đói có thể do nguyên nhân bệnh lý tại dạ dày hoặc do các cơ quan khác. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biểu hiện của tình trạng đau dạ dày khi đói để bạn có thể dễ dàng nhận biết. Và tìm phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng đau dạ dày khi đói
Nguyên lý hoạt động khi tiêu hóa thức ăn của dạ dày sẽ là tiết ra dịch vị và co bóp để nhào trộn thức ăn. Quy trình này được diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại theo thời điểm thức ăn được đưa vào dạ dày trong ngày. Nếu trong các thời điểm này, người bệnh ăn uống không đúng bữa. Hoặc bỏ bữa làm cho dạ dày trống rỗng thì acid dịch vị có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau.
Đối với trường hợp hệ tiêu hóa bị rối loạn. Có thể làm cho lượng axit dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn so với nhu cầu. Khi axit dịch vị axit tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Sẽ gây nên tình trạng viêm, ăn mòn niêm mạc, viêm loét dạ dày. Do đó, vào buổi sáng sớm, tối muộn, hoặc khi người bệnh nhịn đói. Chính là thời điểm thường gặp cơn đau dạ dày nhất.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói
Nguyên nhân gây đau dày khi đói có thể do một số trường hợp sau:
– Viêm loét dạ dày: Sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Tùy thuộc vào ổ viêm mà đau dạ dày khi đói nhiều hơn hoặc ăn uống các đồ ăn kích thích như chua cay
– Viêm niêm mạc hang vị dạ dày: Tình trạng này cũng giống với viêm loét dạ dày. Và chúng đều có thể khiến người bệnh mệt mỏi bởi các cơn đau hành hạ mỗi ngày.
– Viêm loét hành tá tràng: Các ổ viêm do dịch vị bào mòn lâu ngày ở tá tràng khiến gây nên nguy cơ viêm loét hành tá tràng.
– Trào ngược dạ dày thực quản: Các cơn trào ngược này trào lên họng gây tổn thương thực quản, hầu, họng vô cùng nguy hiểm. Do sự suy yếu của cơ vòng thực quản chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
– Xuất huyết dạ dày: Hiện tượng xuất huyết dạ dày sẽ xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét cấp tính, mãn tính và chảy máu. Đây là tình trạng khẩn cấp cần điều trị kịp thời. Bởi có thể gây mất máu, thiếu máu và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu người bệnh chủ quan, không chú ý tới các triệu chứng đau dạ dày và điều trị kịp thời. Thì sẽ có nguy cơ gây nên những biến chứng khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
3. Các biểu hiện đau dạ dày khi đói mà bạn nên biết
Dưới đây là 1 số biểu hiện của tình trạng đau dạ dày khi đói để bạn có thể dễ dàng nhận biết và tìm phương pháp điều trị sao cho phù hợp:
3.1. Đau vùng thượng vị
Có thể xuất hiện cơn đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau quặn. Có thể kèm theo cảm giác đau rát, cồn cào ở phía bụng trên, vùng xương ức.
3.2. Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng
Tình trạng ợ hơi, ợ chua kèm chướng bụng là những biểu hiện đau dạ dày khi đói thường gặp. Do biểu hiện này không quá nghiêm trọng nên sẽ thường không được chú ý.
3.3. Rối loạn tiêu hóa – Biểu hiện đau dạ dày khi đói
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở các người bệnh khi đang bị đau dạ dày. Có thể là bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống hoặc táo bón. Khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.
3.4. Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược
Do cơ thể mệt mỏi khiến người bệnh không còn muốn ăn. Dạ dày ngừng tiết dịch vị nên người bệnh sẽ miệng đắng, chán ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể và làm cho người bệnh sút cân một cách nhanh chóng.
3.5. Cảm giác đầy bụng trên sau ăn – Biểu hiện đau dạ dày khi đói
Phần lớn các trường hợp đầy bụng sau một thời gian ngắn sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu để quá lâu chúng có thể diễn biến thành các biểu hiện nặng hơn đi kèm với mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao.
4. Cách phòng ngừa tình trạng đau dạ dày khi đói
Để phòng ngừa đau dạ dày khi đói. Bạn hãy thực hiện các phương pháp như sau đây:
4.1. Không để bụng đói:
Thói quen bỏ bữa, để bụng bị đói có thể sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới hệ tiêu hóa của bạn. Trường hợp bạn nhịn ăn thường xuyên hoặc uống thất thường thì các cơn đau dạ dày sẽ ngày càng có mức độ nặng thêm.
4.2. Ăn đúng bữa, tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ:
Bên cạnh việc không để bụng quá đói. Người bệnh cần phải ăn đúng bữa, cũng như tập ăn chậm và nhai kỹ. Bỏ thói quen vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi vì nó sẽ không tốt cho dạ dày.
4.3. Chọn thực phẩm dễ tiêu:
Trong trường hợp cảm thấy đói bụng hoặc muốn xoa dịu cơn đau. Bạn có thể ăn một chút đồ ngọt, đồ ăn dễ tiêu. Bên cạnh đó cũng có thể lựa chọn các thực phẩm tinh bột dễ tiêu hóa như bánh mì mềm, cháo, súp để dạ dày dễ hấp thụ.
4.4. Tránh các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc:
Người bệnh không nên ăn và sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Ví dụ như cam, chanh, quýt, thuốc lá, rượu bia, đồ lên men, trà, cà phê, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ… Bởi những chất này khi ăn vào cơ thể sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết axit hơn. Làm cho cơn đau càng trở nên trầm trọng.
Như vậy, tình trạng đau dạ dày khi đói có thể là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày hoặc do một số nguyên nhân khác gây ra. Do vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán bệnh lý và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ thói quen sinh hoạt khoa học cũng là những điều người bệnh nên quan tâm để luôn có một sức khỏe tốt.