Viêm khớp vùng chậu là tình trạng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể gây dính khớp, teo cơ ở đùi, hạn chế vận động hoặc thậm chí dẫn đến tàn phế. Những triệu chứng của bệnh được đánh giá khá tương tự với các bệnh về cột sống thắt lưng. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ bất thường nào bệnh nhân cũng nên tới cơ sở y tế để kiểm tra sớm.
Menu xem nhanh:
1. Những biểu hiện cụ thể của viêm khớp ở vùng chậu
Khớp cùng chậu có vị trí ở phần cuối hình tam giác ở cột sống, nối một phần xương chậu với xương sống gần hông. Tình trạng bị viêm có thể xảy ra ở một hay cả hai khớp cùng chậu.
Khi bị mắc viêm khớp vùng chậu người bệnh thường thấy những cơn đau ở cột sống thắt lưng, mông hay lưng dưới. Một vài trường hợp có thể bị đau háng, bàn chân hoặc cẳng chân. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp phải những biểu hiện như:
– Bệnh nhân thấy đau nhức khi phải đứng lâu, bước sải dài, đi lên xuống bậc thang, xoay hông,…
– Bị tê cứng chân, bắt buộc phải đứng hay ngồi một thời gian dài.
– Khó khăn trong việc thực hiện các động tác quen thuộc: co, duỗi hoặc khoanh tròn chân.
– Gặp nhiều khó khăn ngay cả trong việc di chuyển đơn thuần, dáng đi dần thay đổi.
– Tại vùng bị viêm có thể bị mẩn đỏ và sưng tấy gây đau nhức.
– Đặc biệt ở phụ nữ đang mang thai, cơn đau có thể diễn ra ở hầu hết các tư thế và mức độ cũng cao hơn so với người thường.
– Xuất hiện các cơn sốt nhẹ ở người bệnh.
– Cơn đau của mỗi người sẽ có những mức độ khác nhau. Có người là đau điếng như có vật nhọn đâm trực tiếp vào, cũng có trường hợp âm ỉ kéo dài.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm khớp ở vùng chậu?
Đây là tình trạng bệnh lý xuất phát do nhiều nguyên nhân hình thành như:
– Thoái hóa: càng lớn tuổi nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp sẽ càng tăng cao. Do vậy mà người lớn tuổi chính là đối tượng dễ mắc hơn cả.
– Chấn thương: là nhóm người trẻ tuổi nhưng mắc phải các chấn thương trong thể thao, sinh hoạt hàng ngày, hay khi tham gia giao thông. Các chấn thương đó có thể tác động tới khớp chậu hoặc dây chằng xung quanh sau đó dẫn tới viêm.
– Viêm khớp: có thể kể tới như viêm cột sống dính ở khớp, viêm khớp vảy nến,… Những tình trạng này sẽ trở thành nguyên nhân gây ra đứt dây chằng. Bên cạnh đó còn có thể khiến hư hại cột sống ở vùng chậu.
– Gặp các vấn đề về nhiễm trùng ở vùng khớp chậu như: nhiễm khuẩn dây chằng, viêm túi thừa có mủ, viêm đại tràng, phụ khoa,…
– Một số trường hợp mắc các bệnh: Gout, Lupus ban đỏ,… cũng có nguy cơ mắc cao hơn so với bình thường.
– Phụ nữ đang mang thai: khi đó cơ thể có nhiều thay đổi nhất là về nội tiết tố. Những thay đổi khiến các cơ, dây chằng ở xương chậu cũng dần bị giãn và khiến khớp trở lên lỏng lẻo. Hay tình trạng tăng cân nhanh trong giai đoạn mang thai cũng tạo ra nhiều áp lực lên khớp cùng chậu. Vì vậy, ở thời kỳ này khớp rất dễ bị viêm và hư mòn.
3. Biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý có thể gây ra
Tình trạng viêm khớp vùng chậu có thể dẫn đến một số biến chứng như:
– Gây suy giảm về khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh càng lâu thì các tổn thương càng lan rộng và ảnh hưởng tới các dây thần kinh. Khi này, làm tăng khả năng bị teo cơ và hạn chế về vận động.
– Liệt chi: các trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng tới dây thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp. Khi đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi di chuyển, vận động và hay bị tê cứng cơ. Nặng hơn có thể không quay người, luôn giữ cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài và liệt chi.
– Ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng về sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ sẽ phải đứng trước các nguy cơ: viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng hay tăng nguy cơ bị măng thai ngoài tử cung.
– Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: các cơn đau kéo dài gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt. Từ đó làm tác động không tốt đến tâm trạng của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn cho việc điều trị.
4. Chuẩn đoán và điều trị cho viêm khớp ở xương chậu
4.1. Chuẩn đoán bệnh viêm khớp vùng chậu
Khi nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài các xét nghiệm hay chuẩn đoán hình ảnh:
– Thăm khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra về khả năng vận động của bênh nhân.
– Thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đề xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
– Chuẩn đoán thông qua hình ảnh X-Quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,… để nhìn rõ được các bất thường trong khớp.
– Tiêm steroid: giúp hỗ trợ chuẩn đoán và giúp giảm đau.
4.2. Điều trị với viêm khớp vùng chậu
Tùy theo từng trường hợp và tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị viêm khớp vùng chậu phù hợp. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng khá phổ biến:
– Điều trị bằng vật lý trị liệu: thực hiện tại nhà hoặc đến các trung tâm y tế. Mục đích của phương pháp này là tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp. Người bệnh cần tham khảo và tìm hiểu những bài tập phù hợp cho chính mình.
– Điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau.
– Kích thích bằng điện nhằm hạn chế các cơn đau và làm thư giãn cơ.
– Sử dụng sóng xung kích để đẩy mạnh quá trình tái tạo xương và có thể giảm đau.
– Phẫu thuật: khi tất cả các phương pháp trên thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả.
Tình trạng viêm khớp ở vùng chậu đa phần sẽ gặp ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng không nên chủ quan. Mọi người cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như: luyện tập đúng cách, không vận động quá mạnh và sai tư thế, quan tâm tới sức khỏe, ăn uống hợp lý. Đặc biệt bạn cũng cần chú ý điều trị dứt điểm một số bệnh lý nền như: đại tràng, trực tràng, bệnh tiết niệu, phụ khoa,…. (nếu có). Bên cạnh đó cũng cần thăm khám sớm nếu có sự bất thường nào xảy ra.