Trẻ em suy dinh dưỡng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Suy dinh dưỡng gây ra tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể trẻ và làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ. Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thường phổ biến ở độ tuổi từ 6 – 24 tháng tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh để từ đó tìm ra cách khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ một cách hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là khái niệm chỉ tình trạng trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em ra có thể chia ra thành 3 thể:
1.1 Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới tính. Tình trạng này được xác định khi cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD) (theo bảng tăng trưởng WHO). Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
1.2 Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng thể thấp còi
Tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài sẽ dẫn đến việc trẻ không đạt được chiều cao theo tuổi, giới.
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng phản ánh tình trạng trẻ chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ nhỏ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn trẻ đang ở bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
1.3 Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm
Chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ ở mức thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới tính (dưới -2SD) theo bảng tăng trưởng WHO. Thể gầy còm còn phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân.
2. Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân do đâu?
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do tình trạng thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai.
– Trẻ không được cung cấp đủ lương thực thực phẩm.
– Trẻ biếng ăn, bỏ bữa, ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng.
– Chế độ ăn uống của trẻ nghèo nàn, cách chế biến không phù hợp, phong phú khiến cho trẻ thiếu năng lượng và dưỡng chất.
– Trẻ bệnh lý hoặc mắc bệnh mạn tính.
– Trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa, khó hấp thu dưỡng chất.
3. Trẻ em suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ nhỏ?
3.1 Gây suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng ở trẻ
– Trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vi chất sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên do đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn.
3.2 Suy dinh dưỡng ở trẻ gây rối loạn các chức năng cơ thể
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể của trẻ bị rối loạn. Trong đó cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: gan, tim và thận có thể dẫn đến gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận,….
Bên cạnh đó, việc thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ. Trẻ em suy dinh dưỡng gây chậm phát triển thể chất
– Suy dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng sự phát triển về thể chất, tầm vóc của trẻ. Nếu trẻ suy dinh dưỡng sớm và kéo dài sẽ khiến cho trẻ phát triển còi cọc, dẫn đến khi trẻ trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì về sau.
4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Suy dinh dưỡng của trẻ để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để con mình được khỏe mạnh ngay khi còn là bào thai. Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng những chế độ sau.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, thực đơn mỗi ngày mẹ cần bổ sung đầy đủ những nhóm chất sau:
– Chất bột đường: Chất bột đường có trong các trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc, cơm
– Protein: Chủ yếu ở thịt, cá, trứng, sữa,…
– Chất béo: Chất béo có nhiều trong thịt gia cầm, bơ đậu phộng, dầu thực vật và các loại hạt.
– Vitamin và khoáng chất: Nhóm chất này có nhiều trong rau, củ, quả.
– Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý, trẻ từ 2 – 7 tuổi nên cho trẻ uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung thêm các vitamin, lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và góp phần tăng trưởng chiều cao.
– Lưu ý, cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ở mức cao, ngoài bữa ăn chính, thì để trẻ không chán ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng trái cây, sữa chua, sữa,…
– Cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Việc giữ cho trẻ tâm lý cho trẻ ăn uống thoải mái như chuyện, nô đùa, khích lệ để trẻ hào hứng khi ăn cũng rất quan trọng.
– Nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục, bơi lội để tăng cường quá trình trao đổi chất và tăng đề kháng cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể hoàn toàn khắc phục được bằng chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày. Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng khi thấy trẻ có các biểu hiện: chậm tăng cân, dừng tăng cân, chậm tăng cao, biếng ăn, khó ngủ, da xanh, môi nhợt,…, để có hướng xử trí kịp thời, hiệu quả.