Nguyên nhân khó ngủ tuổi dậy thì và những điều bố mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Trẻ em ở độ tuổi dậy thì cần được ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm để đảm bảo khả năng phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ lại rơi vào tình trạng khó ngủ tuổi dậy thì, ngay cả khi đi ngủ sớm. Khó ngủ kéo dài có thể làm ảnh hưởng và trì hoãn đồng hồ sinh học của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này và những lưu ý mà bố mẹ cần biết là gì?

1. Nguyên nhân gây ra khó ngủ ở tuổi dậy thì

Đa số phụ huynh không tin tuổi dậy thì cũng bị khó ngủ, mất ngủ. Vì họ cho rằng tình trạng này thường xuất hiện ở người đã đi làm và người lớn tuổi. Nhưng thực tế khó ngủ có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, nếu cha mẹ hiểu được một số nguyên nhân dẫn tới bệnh sau đây:

1.1. Do thay đổi hormone

Chúng ta đều biết rằng, tuổi dậy thì là giai đoạn các hormone trong cơ thể thay đổi và biến động nhiều nhất. Sự thay đổi này có thể gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ. Ngoài ra, lượng cortisol tiết ra không được đều cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

1.2. Áp lực về học hành thi cử gây ra khó ngủ tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời gian trẻ có nhiều sự biến động về suy nghĩ và tính cách .Bên cạnh đó, áp lực về học tập và thi cử cũng ngày càng lớn. Điểm số, các bài thi, áp lực thành tích từ bố mẹ có lẽ là gánh nặng lớn đối với tâm lý lúc đó của trẻ. Khi hệ thần kinh phải đứng trước những căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ, mất ngủ ở tuổi dậy thì.

Áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khó ngủ tuổi dậy thì

Áp lực từ bài vở, thi cử làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và suy nghĩ hiện nay của trẻ

1.3. Thói quen thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử cũng không quá xa lạ. Ở lứa tuổi đó trẻ thường bị lôi kéo bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội,…Thời gian sử dụng các thiết bị như: điện thoại, laptop,… thường là vào buổi tối gần giờ ngủ. Khi này sóng ở các thiết bị sẽ tác động trực tiếp tới não bộ. Bên cạnh đó, khi chơi game, lướt mạng xã hội sẽ khiến trẻ phấn khích và khó dừng lại được. Lâu dần, sẽ hình thành thói quen thức khuya và khó ngủ vào buổi tối.

Khó ngủ tuổi dậy thì một phần do việc lạm dụng điện thoại, tivi, máy tính gần giờ ngủ

Trẻ sử dụng điện thoại, máy tính,… quá nhiều gần giờ ngủ

Hay việc có quá nhiều bài tập, kiến thức cần tiếp thu trong ngày buộc trẻ phải thức khuya. Một số bạn còn cần dùng tới cà phê hoặc một số đồ uống giúp tỉnh táo. Điều này sẽ dần làm thay đổi về đồng hồ sinh học của trẻ.

1.4. Một vài nguyên do khác

Một vài nguyên nhân khác có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như:

– Các đồ ăn đồ uống như: trà sữa, bánh ngọt, thức ăn nhanh,… trước cổng trường là sự lựa chọn yêu thích của đa số các bạn học sinh. Việc nạp quá nhiều những thực phẩm này vào ban ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm của trẻ.

– Không gian phòng ngủ cũng có tác động đến chất lượng giấc ngủ. Khi phòng ngủ quá chật hẹp, nóng, không yên tĩnh hay không thông thoáng cũng dễ khiến trẻ bị khó ngủ, mất ngủ về đêm.

– Khó ngủ tuổi dậy thì có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một vài bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ dậy thì thường thấy như: viêm da, trầm cảm, viêm đường hô hấp, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh,…

2. Dấu hiệu nhận biết chứng khó ngủ ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Cha mẹ là những người ở gần nên có thể giúp trẻ xây dựng giờ giấc khoa học, ngủ đúng và ngủ đủ giấc. Vì vậy, những bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn về tâm lý và các hành vi cảm xúc của trẻ. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết nếu trẻ có những dấu hiện khác thường và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau thì bạn cần phải lưu ý.

– Khó khăn trong việc thức dậy vào các buổi sáng.

– Hay nóng nảy, khó chịu và cáu gắt vào đầu giờ chiều.

– Thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật, ngủ lơ mơ vào ban ngày.

– Cuối tuần thường ngủ li bì, sau khi dậy thì mệt mỏi và dễ cáu gắt.

Các dấu hiệu của khó ngủ tuổi dậy thì thường bị nhầm lẫn với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Hai tình trạng này đều làm trẻ bị mất tập trung, lo lắng, căng thẳng và dễ bị hiếu động quá đà. Vì vậy cha mẹ cần cố gắng để ý hơn tới tâm lý và cuộc sống hàng ngày của trẻ.

3. Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong giai đoạn dậy thì

Nếu được phát hiện sớm, cha mẹ vẫn có thể giúp trẻ cải thiện trạng bằng cách giải quyết các vấn đề tâm lý và duy trì thói quen giờ giấc sinh hoạt.

3.1. Về mặt tâm lý

Cha mẹ có thể quan tâm tới con hơn qua việc:

– Kiểm tra về khối lượng bài tập hàng ngày của trẻ. Từ đó có những tư vấn và hỗ trợ để con được cân bằng hơn giữa việc học và các hoạt động khác.

Tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng

Trong độ tuổi dậy thì cha mẹ cần quan tâm chia sẻ và nói chuyện với con nhiều hơn

– Tâm sự và trao đổi giúp con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đến cuộc sống và việc học tập của trẻ. Cho con biết về những tác hại mà mất ngủ, khó ngủ và những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

– Thường xuyên trò chuyện giúp trẻ giải tỏa những khó khăn căng thẳng trong cuộc sống.

3.2. Duy trì sinh hoạt giờ giấc khoa học cải thiện khó ngủ tuổi dậy thì

– Đảm bảo phòng ngủ có ánh sáng vừa đủ và yên tĩnh.

– Trước khi ngủ khoảng 1 giờ cần yêu cầu trẻ ngừng làm bài tập và sử dụng thiết bị điện tử. Ba mẹ có thể trao đổi với trẻ là không nên sạc hay để điện thoại gần giường.

– Giúp trẻ được thư giãn trước giờ ngủ. Một số cách như: tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách hay ngồi thiền.

– Hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống chứa caffeine như: cafe, nước tăng lực, socola,… vào buổi tối.

– Khuyến khích trẻ thường xuyên thể dục thể thao nhưng tránh vận động mạnh gần giờ ngủ.

– Tránh ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ giúp giấc ngủ tối của trẻ được sâu và dài hơn.

Chứng mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì hiện nay khá phổ biến và có thể cải thiện được. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ở trẻ diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ thêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital