Đôi khi bạn thức giấc với nhịp tim đập nhanh, mệt mỏi, trống ngực,… nhưng khi thăm khám lại không phát hiện dấu hiệu bất thường nào trên điện tâm đồ. Bạn lo lắng và không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đó có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, ăn uống, suy nghĩ hàng ngày của bạn.
Menu xem nhanh:
Tim đập nhanh do rối loạn tinh thần
Theo tiến sỹ Shephal Doshi – giám đốc điện sinh lý tim tại Trung tâm y tế Providence Saint John tại Santa Monica, California: Nếu bạn có cảm giác tim mình đang đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực thì có thể là bạn đang trải qua một cơn rối loạn về tinh thần (lo âu, sợ hãi…). Bên cạnh đó có thể kèm theo các triệu chứng như: run rẩy, đổ mồ hôi, cảm giác bị áp lực,… Có thể những cơn rối loạn này không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến tim bạn đập nhanh hơn (do tín hiệu điện của tim bị gián đoạn), thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng do rối loạn nhịp tim. Vì thế, bạn nên đi khám ngay để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Caffeine khiến tim đập nhanh hơn
Caffeine có trong nhiều loại thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày như cà phê, trà, sô cô la… trong đó cà phê chứa lượng caffeine cao nhất. Theo Bác sỹ Brian Kolski thuộc khoa tim mạch học can thiệp tại viện St. Joseph ở Orange, California: “Caffeine là một chất kích thích, khi đi vào trong cơ thể, chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh điều khiển nhịp tim), khiến tim đập nhanh hơn và tạo cảm giác hồi hộp”. Tuy nhiên bác sỹ Kolski cũng đưa ra lời khuyên: Nếu thấy triệu chứng đánh trống ngực trở nên dồn dập hoặc có kèm theo hoa mắt, choáng, đau ngực thì bạn cần mau chóng đến bệnh viện, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn nghĩ nó chỉ là do cà phê gây ra.
Thuốc cảm cúm – nguyên nhân khiến tim đập bất thường
Pseudoephedrine và phenylephrine là những thuốc chống ngạt mũi, sung huyết mũi, thường được kết hợp trong các thuốc chống dị ứng hoặc điều trị cảm cúm. Cơ chế hoạt động của các thuốc này là gây kích thích hệ thần kinh giao cảm, vì thế ngoài tác dụng co mạch ở mũi họng làm giảm triệu chứng viêm ở những khu vực này, thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ là tăng nhịp tim, huyết áp. Vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng các thuốc này.
Tim đập nhanh do mất nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, là môi trường giúp hòa tan các khoáng chất thiết yếu như natri, kali, magie… Đồng thời nước cũng có vai trò điều hòa nhịp tim, thúc đẩy lưu thông máu. Vì vậy, khi bị mất nước vì một lý do nào đó (như sốt, tiêu chảy, uống ít nước,…) có thể dẫn đến rối loạn điện giải và làm giảm huyết áp, kéo theo hàng loạt các triệu chứng, chẳng hạn: tim đập nhanh bất thường, khô miệng, chuột rút, nước tiểu sẫm màu. Để không rơi vào tình trạng mất nướcbạn cần bổ sung 2,2 lít nước (khoảng 9 cốc nước) mỗi ngày.
Thuốc điều trị cũng khiến tim đập nhanh hơn
Nhiều loại thuốc điều trị, trong đó có thuốc chữa bệnh hen suyễn, bệnh tuyến giáp cũng khiến nhịp tim đập nhanh hơn. Nguyên nhân có thể do chất chuyển hoá, hay tác dụng phụ của thuốc gây ra những thay đổi trong hệ dẫn truyền tín hiệu điện của tim. Nhằm xác định thuốc điều trị có ảnh hưởng đến nhịp tim hay không, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trước khi dùng. Nếu tim đập nhanh thường xuyên, hãy đi khám và đừng quên liệt kê tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng, nếu nguyên nhân được xác định là đúng do thuốc, bác sỹ sẽ cân nhắc đổi thuốc hoặc để bạn ngưng sử dụng thuốc đó.
Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim nhanh
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng cơ thể không tạo đủ số lượng tế bào hồng cầu cần thiết để thực hiện chức năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Do đó, người bị thiếu máu đôi khi sẽ cảm thấy tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường vì lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể. Một số triệu chứng kèm theo có thể nhận thấy là mệt mỏi, rụng tóc.
Kim loại nặng – thủ phạm gây tim đập nhanh ở người trẻ tuổi
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường xây dựng hoặc các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân, cadimi,… việc tiếp xúc với các kim loại nặng nặng này trong thời gian dài có thể gây hại trực tiếp đến cơ tim, hình thành huyết khối và các vấn đề khác liên quan đến tim. Đồng thời, chúng gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và khiến tim đập nhanh.