Nguyên nhân gây viễn thị và giải pháp khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viễn thị là vấn đề thị giác thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây viễn thị khiến cho người mắc tật này gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cần được khắc phục kịp thời bằng các biện pháp khoa học. Tìm hiểu ngay!

1. Viễn thị là gì?

Viễn thị là một thuật ngữ mô tả tật khúc xạ của mắt. Tình trạng này liên quan đến cầu mắt quá ngắn, giác mạc quá phẳng làm cho hình ảnh tập trung ở phía sau võng mạc thay vì đúng trên võng mạc như mắt bình thường. Bởi vậy, người bị viễn thị có thể nhìn được những vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vào những vật ở gần.

Một số một số trẻ em có thể mắc viễn thị từ khi sinh ra do mắt đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, hình ảnh không hội tụ đúng tại võng mạc. Đa phần trẻ em sẽ hết viễn thị khi trưởng thành, nên còn được coi là một giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành và đạt chính thị. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không thể cải thiện và cần được khắc phục kịp thời.

Hiện nay, các chuyên gia phân chia mức độ viễn thị thành các cấp độ cụ thể như sau:

– Nhỏ hơn 1.00 diop: Viễn thị mức độ nhẹ, vẫn có thể sinh hoạt bình thường mà không cần phải nheo mắt quá nhiều, không khô, đỏ mắt.

– Từ 1.00 diop – 4.00 diop: Viễn thị mức độ trung bình, không thể tự phục hồi mà cần có giải pháp để khắc phục.

– Lớn hơn 4.00 diop: Viễn thị mức độ nặng, có thể dẫn tới tật khúc xạ nhược thị, cản trở thị lực và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.

Viễn thị là tình trạng có thể nhìn được những vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vào những vật ở gần

Viễn thị là tình trạng có thể nhìn được những vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vào những vật ở gần

2. Nguyên nhân gây viễn thị

2.1. Cấu trúc của mắt

Giác mạc dẹt quá hoặc trục trước – sau của nhãn cầu bị ngắn quá, khiến hình ảnh và ánh sáng hội tụ sai vị trí trên võng mạc. Đây là nguyên nhân hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao ở những người mắc tật khúc xạ viễn thị.

2.2. Điều tiết của mắt

Mắt phải điều tiết quá nhiều do không giữ khoảng cách khoa học khi học tập, làm việc. Điều này dẫn tới tình trạng nhãn cầu bất bình thường, hình ảnh và ánh sáng không thể hội tụ đúng vị trí và gây viễn thị.

2.3. Thủy tinh thể bị giãn

Khi mọi người bước vào tuổi già hoặc thường xuyên nhìn xa sẽ khiến thủy tinh thể bị dãn quá mức, mất đi tính đàn hồi và mất khả năng phồng lên. Khi đó, hình ảnh thu về thường không nằm đúng vị trí ở trên võng mạc và làm giảm thị lực của mọi người.

Nguyên nhân gây viễn thị thường do cấu trúc bất thường của mắt hoặc ngồi sai tư thế

Nguyên nhân gây viễn thị thường do cấu trúc bất thường của mắt hoặc ngồi sai tư thế

2.4. Bệnh lý toàn thân

Ảnh hưởng của các bệnh lý võng mạc mắt hoặc mắc khối u ở mắt khiến các cơ quan trọng mắt chịu sự thương tổn, thu về hình ảnh sai vị trí tại võng mạc.

3. Triệu chứng viễn thị

Nếu bị viễn thị, mọi người phải điều tiết mắt liên tục để có thể nhìn rõ được vật ở gần. Vì vậy, người mắc phải tật khúc xạ này thường có các triệu chứng như:

– Nhìn mờ

– Đau nhức đầu

– Nheo mắt

– Mỏi mắt

– Nhức mắt

– Lé, lác mắt

– Cau mày

– Người mệt mỏi, khó chịu…

Triệu chứng viễn thị ở từng người có thể khác nhau, cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và khắc phục sớm.

Nếu bị viễn thị, mọi người phải điều tiết mắt liên tục để có thể nhìn rõ được vật ở gần nên thường bị đau, mỏi mắt

Nếu bị viễn thị, mọi người phải điều tiết mắt liên tục để có thể nhìn rõ được vật ở gần nên thường bị đau, mỏi mắt

4. Nguyên tắc điều trị

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tật khúc xạ bằng việc khám mắt, kiểm tra tầm nhìn, kiểm tra đồng tử và nhân mắt… Tật viễn thị có thể điều trị bằng các giải pháp như sau:

4.1. Viễn thị ở trẻ em

Thông thường, trẻ em mắc viễn thị không cần phải sử dụng kính hay thuốc. Khi trẻ lớn dần, tình trạng này sẽ cải thiện và đạt chính thị khi trẻ trưởng thành.

Cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho mắt, hướng dẫn con cách ngồi học, tham gia các hoạt động liên quan tới thị giác như tô màu, vẽ tranh… để cải thiện độ khúc xja của thủy tinh thể.

4.2. Điều trị viễn thị ở người lớn

Đeo kính

Đeo kính giúp thay đổi điểm hội tụ của hình ảnh và tia sáng trên võng mạc mắt. Kính được sử dụng là loại kính bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +3.00.

Mọi người có thể đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng để có thể nhìn rõ khi học tập, sinh hoạt, làm việc… Ngoài ra, cần luyện tập mắt, bổ sung dinh dưỡng và sống lành mạnh để không làm cho độ viễn thị tăng lên.

Phẫu thuật

Phẫu thuật khúc xạ như phẫu thuật LASIK hoặc tạo hình giác mạc bằng sóng vô tuyến (CK), các giải pháp can thiệp chuyên sâu để cải thiện tật viễn thị. Phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể, chậm chi là hoàn toàn tình trạng viễn thị ở mọi người. Tuy vậy, phẫu thuật là kỹ thuật vô cùng phức tạp và có thể tiềm ẩn biến chứng nên cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và máy móc hiện đại.

Các bác sĩ có thể điều trị viễn thị bằng nhiều phương pháp như đo kính hoặc phẫu thuật

Các bác sĩ có thể điều trị viễn thị bằng nhiều phương pháp như đo kính hoặc phẫu thuật

5. Phòng ngừa viễn thị

– Kiểm soát các bệnh toàn thân, bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư… để làm giảm sức ảnh hưởng đến tầm nhìn.

– Xây dựng lối sống lành mạnh, để mắt nghỉ ngơi sau khi học tập và làm việc trên máy tính trong thời gian dài.

– Học tập và làm việc trong môi trường điều kiện ánh sáng tốt, đầy đủ ánh sáng.

– Thường xuyên massage, kích thích mạch máu vùng mắt lưu thông tốt hơn để giảm nhức, mỏi mắt.

– Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho mắt, tươi xanh, lành mạnh.

– Sử dụng kính bảo vệ mắt khi ra ngoài để tránh ảnh hưởng của tia UV từ ánh mặt trời.

– Không hút thuốc, sử dụng rượu bia chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực.

– Khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe thị lực, phát hiện sớm và tầm soát các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm.

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây viễn thị, do đó mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ mắt một cách tốt nhất. Ngoài ra, nên thăm khám mắt thường xuyên để kiểm soát sức khỏe thị lực, phòng và ngừa các bệnh lý về mắt đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital