Thoái hóa hoàng điểm hay thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới. Bệnh thường được chẩn đoán với những người già tuy nhiên, bệnh ngày càng được trẻ hóa. Thoái hóa hoàng điểm ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến với những triệu chứng tiến triển trong thầm lặng. Cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.
Menu xem nhanh:
1. Hoàng điểm là gì?
Hoàng điểm hay điểm vàng là bộ phận nằm sâu trong trung tâm võng mạc, tập trung hàng triệu tế bào cảm quan giúp nhận biết hình ảnh, màu sắc, ý thức về độ sắc nét của ảnh. Đây là vị trí “vàng”, rất quan trọng đối với thị lực trung tâm và thị lực.
Vậy, thoái hóa hoàng điểm hay thoái hóa điểm vàng chính là sự suy thoái, thoái hóa của các tế bào điểm vàng. Từ đó, thị lực trung tâm của mắt người bị giảm sút. Hình ảnh thu về không thể được nhận biết chi tiết, trở nên mờ nhòe. Qua khái niệm có thể thấy, căn bệnh này có thể xảy ra qua quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng đối với người trẻ tuổi, thoái hóa điểm vàng xảy ra do sự loạn dưỡng.
2. Phân loại thoái hóa hoàng điểm
2.1. Thoái hóa thể khô
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm tới gần 90% các trường hợp mắc thoái hóa hoàng điểm. Bệnh tiến triển trong thời gian chậm qua các giai đoạn: tế bào nuôi dưỡng võng mạc chết làm tế bào võng mạc chết và các mảng võng mạc sẽ biến mất. Theo thời gian, người bệnh sẽ mất dần thị lực. Thoái hóa điểm vàng thể khô thường bị ở cả 2 mắt, tuy nhiên cũng có ít trường hợp chỉ gặp ở 1 mắt, 1 mắt hoàn toàn bình thường.
Bệnh có các giai đoạn:
– Sớm: xuất hiện các mảng kết tụ màu vàng với kích thước trung bình hoặc nhỏ, chưa gây giảm thị lực
– Giữa: giai đoạn này, các mảng kết tụ lớn dần, bắt đầu thấy mờ mắt và cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách
– Nặng: các tế bào nhạy sáng, mô liên kết ở trung tâm võng mạc bị phá vỡ, mảng kết tụ lớn, người bệnh nhận thấy rõ những điểm mờ tối, giảm thị lực rõ rệt
2.2. Thoái hóa thể ướt
Xuất hiện ở số ít bệnh nhân và đem đến triệu chứng rõ ràng, đột ngột. Người bệnh đột ngột bị giảm thị lực trong thời gian rất ngắn. Bệnh xảy ra do mạch máu bất thường phát triển dưới võng mạc, rất mong manh và thường bị rò rỉ máu và chất dịch gây ra sẹo võng mạc và làm mất thị lực trung tâm đột ngột. Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể được phát triển từ thoái hóa điểm vàng thể khô. Bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh khi các đường thẳng được nhìn thành đường cong, lượn sóng. Khi này, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức bởi nếu không được điều trị thì điểm mù sẽ ngày càng lớn, khả năng cao gây mù lòa.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa hoàng điểm ở người trẻ
Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như yếu tố có nguy cơ cao gây nên bệnh:
– Người có da sáng màu dễ mắc bệnh hơn người có làn da tối
– Tiền sử bệnh lý của gia đình: bạn có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng cao hơn nếu trong gia đình có người đã từng bị
– Hút thuốc: đây là yếu tố gia tăng khả năng bị thoái hóa điểm vàng
– Béo phì: người mắc béo phì có nguy cơ cao mắc thoái hóa điểm vàng dạng ướt
– Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời mà không bảo vệ mắt kỹ lưỡng
– Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian lâu dài và không chú ý bảo vệ mắt, cho mắt nghỉ ngơi. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh thoái hóa điểm vàng ngày càng được trẻ hóa. Người trẻ được tiếp xúc, làm việc với thiết bị điện tử từ sớm, thời gian sử dụng nhiều dễ mắc các bệnh về mắt hơn, đặc biệt là dân văn phòng.
Có thể thấy, thoái hóa điểm vàng hiện nay đã không còn là bệnh của người già mà người trẻ cũng tiềm ẩn nguy cơ mất thị lực vì chủ quan và lối sống hiện đại.
4. Dấu hiệu thoái hóa hoàng điểm
Cả 2 thể bệnh thoái hóa điểm vàng khô và ướt đều không đem lại cảm giác đau nhức mắt. Bạn có thể chú ý tới các dấu hiệu sau đây:
– Nhìn mờ dần đặc biệt là vùng trung tâm, gặp khó khăn khi đọc sách, lái xe,… cần nhiều ánh sáng hơn để làm những việc đó.
– Các đường thẳng được quan sát thành đường cong, lượn sóng, hình ảnh méo mó, biến dạng
– Xuất hiện các điểm mù. Điểm mù nhỏ báo bệnh đang ở thể nhẹ và ngược lại
– Khó khăn khi nhận diện mặt người
Các dấu hiệu của bệnh chủ yếu là suy giảm thị lực, có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mắt. Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.
5. Điều trị bệnh như thế nào?
Thoái hóa hoàng điểm ở người trẻ có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau đây:
– Kiểm tra thị lực, đo mắt
– Kiểm tra đáy mắt
– Tiến hành đo nhãn áp
– Dùng lưới Amsler
Bằng trang thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ tìm ra các dấu hiệu bệnh dù là nhỏ nhất mà bình thường bệnh nhân không thể nhận ra. Về điều trị, bệnh không có thuốc đặc hiệu mà chỉ giúp kìm hãm sự phát triển của các triệu chứng.
– Với thoái hóa điểm vàng thể khô: dùng thuốc bổ sung kẽm, vitamin C, E
– Thoái hóa điểm vàng thể ướt: bệnh nhân cần tiêm thuốc định kỳ mỗi tháng hoặc dùng thuốc ức chế sự phát triển của các mạch mới. Ngoài ra có các biện pháp khác như quang đông, quang đông học, phẫu thuật.
Khi được chẩn đoán mắc thoái hóa điểm vàng, bệnh nhân cần kiên trì điều trị, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn, ức chế quá trình bệnh phát triển. Để bảo vệ mắt tốt hơn, đừng quên bổ sung thực phẩm có các chất dinh dưỡng tốt cho mắt, cho mắt được nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập massage mắt cũng như tập thói quen sử dụng kính áp tròng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa hoàng điểm. Thu Cúc TCI rất tự hào khi được đồng hành, chăm sóc sức khỏe trọn đời cho bạn và chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI tự hào là cơ sở uy tín bạn hoàn toàn có thể tin tưởng để chăm sóc sức khỏe đôi mắt.