Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp phổ biến. Hiện nay những người trẻ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này ngày càng cao. Vậy nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ là gì và làm sao để phòng tránh? Cùng giải đáp những thắc mức về bệnh qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng cột sống vùng cổ bị suy yếu. Tình trạng này xảy ra do lắng đọng canxi trên dây chằng cột sống gây ra sưng viêm. Hậu quả là sự lưu thông của mạch máu và các dây thần kinh bị cản trở hình thành thoái hóa cột sống cổ. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ thường là do tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa cột sống cổ thường tiến triển chậm và làm ảnh hưởng đến tư thế vận động. Người bệnh cảm thấy đau, mỏi nhức ở vùng cổ, đau có thể lan xuống bả vai và cánh tay. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cúi hoặc xoay đầu.
Các đối tượng có nguy cơ thoái hóa cột sống cổ cao là: người ít vận động, ngồi sai tư thế, béo phì, ăn uống thiếu chất. Ngoài ra, một số công việc dặc thù cũng gây áp lực cho cột sống và gây ra thoái hóa.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm cổ, yếu cơ, trầm cảm,…
2. Những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ thường gặp
Dưới đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống cổ:
2.1 Quá trình lão hóa tự nhiên
Từ 40 trở đi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra. Khi đó các đốt sống cổ bị ảnh hưởng gây nên tình trạng thoái hóa. Tuổi càng cao thì các cấu trúc xương càng yếu, các bao xơ lỏng lẻo, đĩa đệm bị mất nước khiến cột sống cổ bị tổn thương và gây thoái hóa.
2.2 Vận động sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Các tư thế hoạt động sai như ngồi gù lưng, gối quá cao, cúi gập cổ không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống mà còn làm biến đổi dây chằng và cơ, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Những người có đặc thù công việc như thường xuyên phải mang vác vật nặng, các công việc phải sử dụng cổ nhiều như thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ cấy lúa,… sẽ làm cho cột sống cổ suy yếu và dẫn đến thoái hóa. Nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ mắc cao vì thường xuyên phải ngồi một tư thế.
2.3 Đĩa đệm bị mất nước
Đĩa đệm là miếng lót nằm giữa các đốt sống, chúng có tác dụng là giảm xóc, duy trì sự đàn hồi các đốt sống, giảm ma sát giúp cột sống hoạt động linh hoạt. Đĩa đệm chứa đến 80% là nước nhưng vì quá trình lão hóa có thể khiến chúng dần mất nước và khô. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau ở vùng cổ.
2.4 Gai xương là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Gai xương được hình thành khi các khớp tổn thương nhằm củng cố cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên, các phần xương dư thừa có thể chèn ép lên các dây thần kinh, cơ và tủy sống gây ra tình trạng đau nhức.
2.5 Xơ hóa dây chằng
Tác dụng của dây chằng là nối các xương cột sống với nhau. Theo thời gian, sự lão hóa của cơ thể có thể khiến chúng bị xơ hóa và không còn mềm dẻo như ban đầu gây ảnh hưởng đến cử động của cổ.
2.6 Do tai nạn, chấn thương
Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông khiến phần sụn đầu đốt sống bị ảnh hưởng và dễ thoái hóa hơn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa.
3. Chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
Các bệnh về xương khớp phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, chúng ta nên chủ động phòng ngừa để làm chậm tiến trình lão hóa của xương bằng cách:
3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Điều chỉnh các tư thế sai khi làm việc, xem tivi, chơi game,…
– Không nên thực hiện các động tác vặn, bẻ cổ khi mỏi. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa của cột sống cổ.
– Hạn chế vận động cổ mạnh, thay đổi tư thế cổ đột ngột
– Không đội nặng trên đầu tránh áp lực và gây quá tải cho cột sống cổ
– Không nên ngồi cúi gập cổ quá lâu, đi tàu xe đường dài cần có tựa đầu và lưng
– Đứng lên di chuyển hoặc thay đổi tư thế với những công việc phải ngồi một chỗ lâu
– Chú ý các tư thế nằm hoặc ngủ. Không gối đầu quá cao hoặc quá thấp, điều chỉnh phù hợp để cổ luôn được thoải mái
– Xây dựng thời gian làm việc khoa học, kết hợp với nghỉ ngơi giữa giờ để thư giãn cơ thể và đầu óc
3.2 Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa.
– Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương và thoái hóa cột sống. Vì vậy nên bổ sung canxi cho cơ thể từ các thực phẩm: sữa, cá hồi, phô mai, các loại hạt, các loại đậu,…
– Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Vitamin D thường có trong các loại thực phẩm như trứng, cá, dầu cá, hàu, sò, tôm, nấm,…
– Bổ sung các dưỡng chất tốt cho đĩa đệm và ngăn ngừa gai cột sống như vitamin E, omega – 3 và các chất chống oxy hóa. Các loại thực phẩm bao gồm: các loại hạt, rau xanh, cá, trứng, gan, sữa,…
– Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân hoặc béo phì gây áp lực cho cột sống. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế ăn đường và thức ăn dầu mỡ, bổ sung chất xơ và có chế độ ăn kiêng hợp lý.
– Uống tối thiểu 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể nói chung và cho đĩa đệm nói riêng.
– Hạn chế uống các chất kích thích không tốt cho khớp như cà phê, bia, rượu,…
3.3 Luyện tập thể thao
– Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe và duy trì sự dẻo dai của xương khớp. Các môn thể thao được chuyên gia khuyến khích là đi bộ, bơi, aerobic, gym,…
– Khởi động kỹ càng trước khi tập và chơi các bộ môn thể thao vừa sức.
– Thiền, yoga giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ thể, từ đó làm tăng lượng oxy và máu đến các vùng trên cột sống.
– Đối với những người làm công việc ít di chuyển như lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may,… cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng sau 45 phút đến 1 tiếng làm việc.
– Kết hợp với các bài xoa bóp nhẹ nhàng để cải thiện triệu chứng đau cổ, vai gáy.