Đau trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường do tình trạng viêm ở lớp niêm mạc trực tràng gây ra. Đau trực tràng có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc mạn tính.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây đau trực tràng
Đau ở trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân, gồm có:
1.1 Đau trực tràng do bệnh trĩ
Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, biểu hiện triệu chứng khác nhau. Trong đó trĩ nội với búi trĩ hình thành phía trên đường lược, thường phát triển trong trực tràng. Khi búi trĩ đủ lớn và sa ra ngoài gọi là trĩ ngoại. Có thể đi kèm tụ huyết khối, gây ra cảm giác đau đớn khi ngồi hoặc đi lại.
Bệnh trĩ có thể gây đau ở trực tràng – hậu môn, gây ngứa và kích ứng khiến đại tiện khó khăn. Khi có dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế. Kiểm tra tình trạng bệnh để có phương án điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
1.2 Đau trực tràng do chấn thương
Một trong những nguyên nhân đau ở trực tràng phổ biến là chấn thương ở vùng trực tràng hoặc hậu môn. Bị thương có thể do nhiều nguyên nhân như quan hệ tình dục, thủ dâm qua đường hậu môn hoặc các hoạt động thể chất nặng nề, thực hiện không đúng động tác… Chấn thương trực tràng có thể gây chảy máu, sưng tấy và khiến bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện.
1.3 Đau hậu môn vô căn
Có nhiều cơn đau hậu môn không có nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân do co thắt cơ dữ dội ở trong hoặc xung quanh ống hậu môn. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ từ 30-60 tuổi. Triệu chứng phổ biến là trực tràng đau đột ngột trong khoảng vài giây hoặc vài phút hay lâu hơn, đau hơn khi ngồi.
1.4 Hội chứng cơ nâng hậu môn
Đây là một rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Các cơ vùng xương chậu và hậu môn co thắt, gây ra các cơn đau ở trực tràng – hậu môn. Hội chứng nâng cơ hậu môn gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này gây đau ở trực tràng, đồng thời còn gây ra đau bụng trái, đầy hơi, đau bàng quang, đau khi đi tiểu, tiểu không tự chủ…
1.5 Hội chứng loét trực tràng đơn độc
Táo bón mãn tính có thể dẫn đến hội chứng loét trực tràng đơn độc. Đây là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét trong trực tràng. Hiện nay giới y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hội chứng hiếm gặp này. Các biểu hiện bao gồm rặn khi đại tiện, táo bón, cảm giác đầy hoặc áp lực khung chậu, cảm giác đi không hết phân…
1.6 Rò hậu môn
Xung quanh hậu môn có các tuyến nhỏ tiết dầu để giữ cho da hậu môn được bôi trơn và khỏe mạnh. Nếu một trong những tuyến dầu tắc nghẽn có thể dẫn đến hình thành áp xe quanh hậu môn. Áp xe phát triển thành “đường hầm” nối tuyến bị nhiễm trùng với lỗ mở ở da hậu môn. Rò hậu môn có thể gây ra sưng quanh hậu môn, đại tiểu tiện khó khăn, đại tiện ra mủ hoặc máu…
1.7 Đau trực tràng do viêm trực tràng
Viêm trực tràng là tình trạng xuất hiện viêm ở niêm mạc trực tràng. Đây là nguyên nhân gây đau ở trực tràng phổ biến với nhiều triệu chứng như tiêu chảy, khó chịu hoặc áp lực ở trực tràng. Cảm giác muốn đi tiêu ngay khi vừa mới đi xong và chảy máu ở trực tràng.
1.8 Sa trực tràng
Khi một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị nhô ra khỏi hậu môn thì được gọi là sa trực tràng. Đây là tình trạng phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi, đặc biệt nguy cơ ở phụ nữ cao hơn nam giới gấp 6 lần. Ngoài triệu chứng đau ở trực tràng, sa trực tràng còn gây đau khi đi tiêu, có khối mô lòi ra ngoài hậu môn, táo bón…
1.9 Ứ phân
Ứ phân do phân mắc kẹt cứng bên trong trực tràng, không thoát ra ngoài được gây đau ở trực tràng. Táo bón mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhất của ứ phân. Các triệu chứng bao gồm: Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn…
1.10 Áp xe trực tràng
Áp xe trực tràng là tình trạng nhiễm trùng có mủ ở các tuyến hoặc khoang quanh trực tràng hoặc hậu môn. Triệu chứng bao gồm: Đau khi đi tiểu, sốt, đau và sưng quanh khu vực trực tràng…
2. Cách giảm đau trực tràng hiệu quả
Biện pháp giảm đau và điều trị các vấn đề liên quan đến trực tràng phụ thuộc vào nguyên nhân. Đa phần các trường hợp đau ở trực tràng không do lệnh lý có thể giảm nhờ các biện pháp:
– Tắm bồn hoặc tắm ngồi trong nước ấm 15-20 phút.
– Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
– Uống nhiều nước
– Sử dụng thuốc làm mềm phân giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn
– Ngồi trên nệm êm để làm giảm áp lực lên đại tràng
– Uống thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
3. Khi nào cần đến bệnh viện?
Tình trạng đau ở trực tràng thường thuyên giảm nhanh và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 1 ngày và có nhiều triệu chứngthì cần đến bệnh viện kiểm tra:
– Đau nghiêm trọng hoặc lan sang các khu vực khác
– Chảy máu trực tràng
– Sốt
– Có cục u xuất hiện ở hậu môn
– Chấn thương hậu môn
Đau trực tràng thường không quá nguy hiểm, có thể khắc phục thông qua thay đổi thói quen và lối sống. Tuy nhiên, tình trạng đau ở đại tràng có thể là dấu hiệu của một bệnh hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn. Bởi vậy không nên chủ quan, theo dõi cơn đau để đến bệnh viện ngay khi tình trạng tệ hơn.
Hiện nay, nội soi được coi là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng tốt nhất hiện nay. Nội soi đem lại kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng trực tràng. Nội soi trực tràng được thực hiện bằng cách nội soi ống dẫn cứng và nội soi ống dẫn mềm. Trước khi nội soi, bệnh nhân được làm sạch phân ở trực tràng để nhìn thấy niêm mạc ruột rõ hơn. Người bệnh không cần nhịn ăn hay sổ ruột trước khi nội soi như nội soi đạ tràng hay dạ dày.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín với chất lượng dịch vụ. Đông đảo người bệnh đã tin tưởng khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa tại Thu Cúc TCI. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, không gian sạch sẽ, thoáng đãng, nhân viên chuyên nghiệp và chu đáo.