Đau dây thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị, sẽ làm mất dần chức năng cảm giác của người bệnh. Các bộ phận trên cơ thể cũng có thể bị tê liệt, nhiễm trùng… Vậy đâu là nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên
Ngoài não bộ và tủy gai thuộc hệ thần kinh trung ương, các dây thần kinh khác phân phối trên toàn bộ cơ thể (kể cả các dây thần kinh cảm giác và vận động) thuộc hệ thần kinh ngoại biên.
Đau dây thần kinh ngoại biên là một bệnh thường gặp. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh ngoại biên có thể do một số vấn đề như sau:
4.1 Tổn thương hoặc chấn thương
Như tai nạn giao thông, ngã, chấn thương thể thao,… gây chèn ép lên dây thần kinh, có thể gây đứt hoặc hư hỏng dây thần kinh ngoại biên. Bó bột hoặc sử dụng nạng trong một thời gian dài; cố định lâu một tư thế không tự nhiên như đánh máy tính, có khối u ở xương cũng gây chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên.
4.2 Bệnh tiểu đường – nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên thường gặp nhất
Là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh ngoại biên. Theo nghiên cứu, có ít nhất một nửa số bệnh nhân tiểu đường mắc một số loại bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân do bệnh tiểu đường biến chứng gây ra.
4.3 Nghiện rượu
Người nghiện rượu lâu năm dễ phát triển bệnh thần kinh ngoại biên do thói quen ăn uống kém, gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng và vitamin.
4.4 Một số bệnh lý di truyền
Chẳng hạn như trong bệnh lý di truyền Charcot-Marie-Tooth, bệnh đa dây thần kinh amyloid,…
4.5 Thiếu vitamin
Sự thiếu hụt các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12 có thể khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Ngoài ra, vitamin E cũng rất quan trọng với sức khỏe hệ thần kinh.
4.6 Bệnh tự miễn là nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên
Như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain-Barre.
4.7 Khối u
Sự tăng trưởng của khối u (kể cả khối u lành tính (không phải ung thư) hay khối u ác tính (ung thư) đều có thể ảnh hưởng trực tiếp lên các dây thần kinh hoặc chèn ép lên xung quanh dây thần kinh.
Ngoài ra, các bệnh như bệnh gan, bệnh thận, nhược giáp cũng có thể gây đau dây thần kinh ngoai biên.
4.8 Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây viêm dây thần kinh ngoại biên. Một số virus, vi khuẩn thường gặp như zona virus, virus viêm gan C, virus HIV/AIDS, bệnh Lyme, Epstein-Barr,…
Mục tiêu của điều trị bệnh đau dây thần kinh ngoại biên là quản lý các vấn đề gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh được khắc phục, bệnh sẽ tự cải thiện. Mục tiêu khác của điều trị là làm giảm các triệu chứng đau đớn.
2. Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh ngoại biên
Đau dây thần kinh ngoại biên có một số dấu hiệu nhận biết như sau:
– Cảm giác đau, tê bì như kiến bò
– Yếu cơ
– Bỏng rát
– Mất cảm giác
Các triệu chứng trên thường bắt đầu từ từ. Một số người có thể không nhận thấy vì các triệu chứng ban đầu của đau dây thần kinh ngoại biên có thể rất nhẹ. Cho đến khi các triệu chứng này dai dẳng nặng hơn và gần như không thể chịu đựng nổi, nhất là về ban đêm thì người bệnh sẽ cảm nhận thấy một cách rõ rệt.
Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà người bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau. Như nếu bị tổn thương dây thần kinh vận động thì người bệnh có thể bị yếu hoặc liệt cơ. Nếu tổn thương dây thần kinh thuộc hệ tự động, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi, liệt dương, tụt huyết áp,…
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, bệnh đau dây thần kinh ngoại biên có thể làm người bệnh mất dần cảm giác, các bộ phận của cơ thể có thể bị tê liệt, nhiễm trùng… Chính vì vậy, việc hiểu biết về các nguyên nhân gây đau dây thần kinh ngoại biên sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
3. Điều trị đau dây thần kinh ngoại biên
Để việc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên nhanh chóng đạt được hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh, chủ động thăm khám chuyên khoa, nghiêm túc thực hiện theo những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ và phải có lối sống lành mạnh, khoa học…
– Khám bệnh bao gồm hỏi bệnh sử, khám thực thể và khám thần kinh để kiểm tra phản xạ gân xương, cơ lực và trương lực cơ, cảm giác, tư thế và phối hợp động tác.
– Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu, phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp và điện cơ. Xét nghiệm đo độ dẫn truyền thường được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và các rối loạn thần kinh ngoại vi khác.
– Điều trị: Mục tiêu điều trị là xử lý căn nguyên gây ra bệnh, sửa chữa thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng.
Gồm: điều trị căn nguyên, dùng thuốc và kết hợp một số liệu pháp khác.
Sử dụng mốt số loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, cao dán lidocain và các thuốc khác, bao gồm thuốc giảm đau opioid.
Các liệu pháp như: kích thích điện dây thần kinh qua da, phản hồi sinh học, châm cứu, thôi miên, các kỹ thuật thư giãn.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về những nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp và đặt lịch khám.