Nguyên nhân bọc răng sứ nhai bị cộm

Tham vấn bác sĩ

Bọc răng sứ nhai bị cộm là tình trạng hay gặp phải sau khi thực hiện bọc sứ. Liệu đây có phải một sơ xuất trong quá trình thực hiện hay không? Hãy cùng tham khảo bài biết sau để tìm hiểu nguyên nhân bọc sứ bị cộm và cách khắc phục hiệu quả.

1. Thế nào là tình trạng bọc răng sứ bị cộm?

Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng khi ăn nhai khó khăn, vướng víu hơn. Điều này là cho khi ăn, răng có cảm giác bị cộm, cấn dẫn tới khó chịu. Không chỉ có cảm giác không thoải mái, khi đó ta còn có thể bị tổn thương răng và nướu, bị đau. Tất cả những điều này là do quá trình bọc sứ không thành công.

Bọc răng sứ là kỹ thuật tuy không quá phức tạp. Thế nhưng để đạt được độ an toàn, hiệu quả thẩm mỹ thì cần nhiều yếu tố.

2. Nguyên nhân bọc răng sứ nhai bị cộm

bọc răng sứ nhai bị cộm là sao

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bọc răng sứ xong bị cộm

Sau khi thực hiện bọc răng sứ, cảm giác cộm xuất hiện có thể vì chưa quen với răng giả mới ở trong miệng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của sự sai sót khi thực hiện.

2.1 Chế tác mão sứ bị sai tỷ lệ

Trường hợp răng bị cộm thứ nhất là do mão sứ được thiết kế chưa chuẩn. Răng sứ không đúng kích thước, tỷ lệ cùng thông số so với dấu răng thật đã lấy sẽ gây những ảnh hưởng. Răng giả sẽ không thể đều như các răng thật.

Tình trạng này sẽ thường gặp ở những nha khoa nhỏ lẻ, không uy tín. Những cơ sở nha khoa này thường lấy dấu răng thủ công khiến cho kích thước răng sứ sai lệch khi chế tác. Hoặc có thể nguyên nhân nằm ở tay nghề của người chế tác không đảm bảo dẫn tới bị sai.

2.2 Sai sót trong quá trình lắp mão sứ

Chuyên môn, tay nghề của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bọc răng sứ bị cộm. Với những bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, nguy cơ lắp răng sứ sai khớp cắn, không được sát khít với viền nướu khá cao.

Dù cho răng sứ có được chế tạo chuẩn xác nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thực tế, bác sĩ cũng khóc căn chỉnh chính xác. Nếu như răng quá sát khít thì nướu sẽ bị áp lực khi thực hiện ăn nhai, dẫn tới viêm nhiễm. Cờn với trường hợp bị hở nhiều sẽ khiến cho vi khuẩn dễ lọt vào trong, ảnh hưởng răng thật.

2.3 Thực hiện mài cùi răng chưa chính xác

bọc răng sứ

Đường mài răng không đều sẽ khiến mão sứ lắp lên sẽ vướng, cộm ở một vài chỗ

Quá trình thực hiện mài răng nếu như không chuẩn xác cũng có thể khiến răng sứ bọc xong bị cộm. Lý do là bởi đường mài không đều. Những phần trên, dưới hay các cạnh thân răng thật sẽ không đạt tỷ lệ tốt, đoạn mài chỗ bị ít, chỗ bị nhiều. Vì vậy, mão sứ lắp lên sẽ vướng, cộm ở một vài chỗ.

2.4 Không thực hiện cạo vôi răng cẩn thận

Một nguyên do khác khiến bọc răng sứ xong bị cộm là do không thực hiện cạo vôi răng một cách cẩn thận. Có những trường hợp, khách hàng có nhiều cao răng, nhất là ở khu vực chân răng. Do đó, nếu bác sĩ không làm sạch trước khi lấy dấu răng, lắp mão sứ thì sẽ dẫn tới sai lệch.

3. Những ảnh hưởng từ bọc răng sứ bị cộm

3.1 Cảm giác khó chịu, vướng víu

Khi làm răng sứ bị cộm sẽ gây nhiều vấn đề. Điển hình nhất là cảm giác bị khó chịu, vướng víu. Những cảm giác này nếu như kéo dài sẽ dẫn tới những khó khăn trong quá trình ăn uống. Sự tập trung khi làm việc cũng sẽ giảm đi.

3.2 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Răng sứ khi bị cộm thường trông sẽ mất tự nhiên so với răng thật. Đặc biệt khi vị trí là răng cửa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

3.3 Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiều vấn đề

Việc răng sứ có những dấu hiệu bị cộm, cấn không chỉ tác động không tốt tới tính thẩm mỹ. Đó còn là những ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe răng miệng. Với những khe hở tạo ra do răng sứ bị cộm sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng của những thực phẩm, vi khuẩn. Khi thức ăn bị mắc liên tục lâu ngày sẽ dần chuyển thành vi khuẩn hay các hoạt chất có hại. Chúng gây tổn thương nướu và gây hôi miệng. Trường hợp tệ hơn là xương hàm có thể bị tiêu hoặc nguy cơ mất răng.

4. Cách khắc phục tình trạng bị cộm sau khi bọc răng sứ

4.1 Trường hợp do chế tác mão sứ sai tỷ lệ

bọc răng sứ nhai bị cộm

Mài răng sứ không phải một phương án tối ưu để khắc phục răng bị cộm sau bọc sứ

Nếu như răng bị cộm do mão sứ chế tác không chuẩn thì cần phải tiến hành thay mão sứ mới. Tuy đôi khi ta có thể tiến hành mài bớt răng sứ nhưng đây không phải một phương án tối ưu. Khi đó, răng sứ bị mài có thể sẽ xấu đi, không còn được nhẵn mịn.

4.2 Trường hợp do kỹ thuật gắn mão sứ không chính xác

Trong trường hợp răng sứ gắn không được gắn khít sát do sai sót về kỹ thuật thì bác sĩ có thể điều chỉnh. Răng sẽ được cân đối lại cho đúng tỉ lệ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng với những răng sứ mới lắp. Nếu như có kẽ hở giữa các răng, bác sĩ sẽ cần hàn trám lại tại vị trí bị hở. Điều này giúp ngăn thức ăn hoặc vi khuẩn không bị lọt vào dẫn tới vệ sinh khó khăn.

4.3 Trường hợp mài cùi răng chưa chính xác

Với trường hợp bác sĩ mài cùi răng chưa chính xác, ta buộc phải tháo răng sứ cũ ra để làm lại. Nguyên do là bởi thường răng sứ muốn tháo ra thì chỉ có thể cưa đôi hoặc gỡ ra. Do đó, việc tái sử dụng mão sứ cũ là không thể thực hiện.

Sau khi đã tháo răng sứ, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đường mài răng chuẩn xác hơn. Sau đó, ta sẽ được lấy dấu răng, thiết kế lại những răng sứ mới.

Trên đây là những đáp án về nguyên nhân bọc răng sứ nhai bị cộm. Để tránh tình trạng này, điều quan trọng là ta cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đó, bác sĩ có tay nghề cao, kỹ thuật làm răng tiên tiến, máy móc hiện đại sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ răng sứ nhai bị cộm. Bên cạnh đó, sau khi bọc sứ ta cũng cần có cách tự chăm sóc tại nhà phù hợp, thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện nếu có bất kỳ vấn đề gì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital