Nguyên nhân bị tai biến mạch máu não, dấu hiệu và xử trí 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tai biến mạch máu não có thể cướp đi người thân của bạn bất cứ lúc nào mà không hề báo trước. Bệnh gây tổn thương nặng nề đến hệ thống thần kinh trung ương, khả năng hồi phục kém nếu phát hiện, cấp cứu muộn. Vậy nguyên nhân bị tai biến mạch máu não là gì? Dấu hiệu và cách xử trí khi gặp bệnh nhân tai biến như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây. 

cap cuu dot quy benh nhan tai thu cuc

Gia tăng nguyên nhân bị tai biến mạch máu não ở người trẻ và người trung niên

1. Tai biến mạch máu não là như thế nào? 

Tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột, không do chấn thương sọ não. Tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu có thể xảy ra ở động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch. Khi mao mạch bị tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến cho lượng máu và oxy lên não thiếu hụt, dẫn đến hiện tượng chết não. Thời gian càng lâu, tổn thương não càng khó phục hồi. Nếu được đưa đến cấp cứu kịp thời, thì khả năng hồi phục càng tăng. Tai biến mạch máu não có 2 dạng chủ yếu là thiếu máu não và xuất huyết não. 

– Thiếu máu não

Là tình trạng thiếu máu cục bộ, khiến lượng tưới máu giảm hoặc tắc nghẽn làm máu không đủ nuôi tế bào não. Dẫn đến hiện tượng tế bào chết não, hoại tử não. 

– Xuất huyết não

Là tình trạng mạch máu vỡ, máu tràn vào mô não, gây hiện tượng phù não, tăng áp lực các mô xung quanh não. Các tế bào não vùng bị rò rỉ mạch máu bị tổn thương. Xuất huyết não, đặc biệt là xuất huyết dưới màng nhện làm tăng áp lực nội sọ. Khiến người bệnh đau đầu dữ dội, tăng dần kèm theo nôn vòi rồng. 

2. Nguyên nhân bị tai biến mạch máu não 

Tai biến mạch máu não là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, người nhà cần phải đưa người bệnh đi đến bệnh viện khẩn cấp để có thể cấp cứu càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bị tai biến mạch máu có thể do:

2.1 Cục máu đông

Trong lòng mạch tích tụ cục máu đông, khiến quá trình vận chuyển máu trở nên tắc nghẽn khó khăn, thiếu máu nuôi dưỡng một vùng não. Tình trạng tai biến mạch máu não do cục máu đông có tới 30 – 35% là do cục máu đông. 

2.2 Xuất huyết não

Hiện tượng xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ, khiến máu tràn vào bên trong hoặc trên bề mặt não. Chém khoảng không gian giữa các tế bào não, gây chèn ép, tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này chiếm tới 20 – 25% các trường hợp tai biến mạch máu não. Tổn thương do xuất huyết gây ra ở vùng rộng hơn, với triệu chứng đột ngột và nghiêm trọng hơn. 

có tới 80% tai biến mạch máu não là do cục máu đông

Có tới 80% nguyên nhân bị tai biến mạch máu não là do cục máu đông

3. Yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tai biến mạch máu não 

Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến cơn tai biến mạch máu não: 

– Tiền sử gia đình có người thân bị tai biến mạch máu não, thiếu máu cục bộ thoáng qua, tiểu đường, huyết áp, tim mạch… 

– Người bệnh bị cao huyết áp, làm tăng áp lực lòng mạch, gây suy yếu lòng mạch. Khiến mạch máu dễ bị vỡ. 

– Xơ vữa mạch máu: khiến lòng mạch bị thu hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng tắc nghẽn mạch máu. 

– Đang có bệnh nền về tim mạch như: rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim… làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dễ gây tắc nghẽn mạch máu. 

– Người bệnh có bệnh nền về mạch máu: bệnh đa hồng cầu, tăng lipid máu… làm tăng hình thành cục máu đông, tắc nghẽn lòng mạch. Tăng nguy cơ vỡ dị dạng mạch máu. 

– Người bị bệnh tiểu đường 

– Người nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích, ma túy… 

– Người bệnh thừa cân, béo phì, ít vận động. 

– Sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormon bao gồm estrogen… đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. 

4. Dấu hiệu nhận biết người bệnh bị tai biến mạch máu não 

Một số dấu hiệu dễ nhận biết cơn tai biến mạch máu não. Hãy nắm chắc những điểm này để nắm bắt thời điểm vàng đưa người bệnh đi viện cấp cứu sớm. 

– Đau đầu dữ dội, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, khó thở, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn vòi rồng… 

– Yếu liệt nửa người hoặc khó vận động, di chuyển, dáng đi bất thường 

– Méo mặt một bên, tay chân tê cứng, khó cử động 

– Giảm thị lực, nhìn mờ hoàn toàn hoặc một phần đột ngột 

– Khó khăn trong diễn đạt lời nói, nói khó, lắp bắp, nói ngọng… bất thường. 

– Nấu cụt liên tục, kéo dài, nhiều lần trong ngày. 

Đây là những dấu hiệu quan trọng, đặc biệt của tai biến mạch máu não. Khi thấy người nhà có những triệu chứng này, hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu có thể là cảnh báo của cơn tai biến mạch máu não đang diễn ra. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu càng sớm càng tốt. Tai biến mạch máu não kéo dài có thể gây phù não, nhũn não hoặc xuất huyết thứ phát sau lấp mạch. 

nguyên nhân bị tai biến mạch máu não

Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não – BEFAST

5. Khi gặp người bệnh bị tai biến cần xử lý thế nào? 

Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên, xác suất cao người bệnh đã bị tai biến mạch máu não. Gọi ngay cho xe cấp cứu hoặc khẩn trương đưa người bệnh đến bệnh viện. “Thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ từ 6 đến 24 giờ. Tùy mức độ tổn thương não. Trong vòng 4,5 giờ đầu bệnh nhân có mặt ở bệnh viện được tiêm thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp nội mạch lấy huyết khối, nút mạch phình… Thì tỉ lệ hồi phục về bình thường cao hơn nhiều lần. 

5.1 Một số lưu ý khi chờ xe cấp cứu hoặc trên đường đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu:

– Nắm rõ các triệu chứng của bệnh nhân để cung cấp cho bác sĩ khi bàn giao bệnh nhân. Giúp bác sĩ hình dung và tiếp nhận xử trí, phán đoán điều trị tốt hơn.  

– Cho bệnh nhân nằm phẳng, kê đầu thấp khoảng 30 độ, cho nghiêng đầu sang một bên. 

– Khi bệnh nhân nôn, nghiêng đầu bệnh nhân nôn, tránh không để chất nôn sộc lên mũi gây khó thở, không được lấy khăn chặn miệng bệnh nhân nôn. 

– Bệnh nhân có hiện tượng co giật, ngay lập tức lấy khăn quấn quanh đũa đè ngang hai hàm bệnh nhân, tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi bị co giật. 

– Không dùng kim châm đầu ngón tay bệnh nhân để hạ huyết áp. 

– Không xoa bóp, đánh gừng cạo gió khi có những dấu hiệu đột quỵ

– Bệnh nhân huyết áp cao trên 200 mmHg, có thể dùng ngay thuốc nhỏ dưới lưỡi để hạ áp trong quá trình vận chuyển cấp cứu. 

– Không cho bệnh nhân ăn uống trong thời điểm này, nhằm hạn chế sặc, khó thở. 

Mục tiêu quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị tai biến là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt. Giúp lượng máu tưới não được liên tục, hạn chế chết tế bào não, giảm áp lực nội sọ. Vì thế biết rõ nguyên nhân bị tai biến, nhận biết dấu hiệu và cách xử trí đúng cách, là điều kiện tiên quyết giúp bệnh nhân tai biến phục hồi lại tốt hơn. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital