Bệnh gout thực chất là một bệnh lý viêm khớp dễ gặp do rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Trong quá trình điều trị bệnh, dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vậy người bị bệnh gút kiêng gì và ăn gì thì tốt?
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của dinh dưỡng với người bị gút
Ngoài dược phẩm, các biện pháp kỹ thuật y tế, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân gout.
1.1. Vì sao “Bệnh gút kiêng gì” là thắc mắc của nhiều người?
Với sự phát triển của cuộc sống như hiện nay, tính phổ biến của bệnh gout ngày càng cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành là 1/200. Chúng ta có thể gặp phải dù ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Trong các yếu tố làm tăng nguy cơ bị gout, đa phần là do dinh dưỡng như:
– Uống nhiều bia, rượu trong thời gian dài
– Nạp quá nhiều hải sản và thực phẩm nhiều đạm
– Béo phì, tăng cân quá mức
– Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều purin
Do đó, nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân gout là ít đạm, giảm thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Nhờ vậy quá trình tổng hợp acid uric được giảm tải, bớt đi gánh nặng cho thận.
Đây cũng là lý do những bệnh nhân gout luôn đặt ra câu hỏi Ăn gì, và Kiêng gì.
1.2. Dinh dưỡng ảnh hưởng tới người bị gout như thế nào?
Bản chất bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc acid uric gây ra tình trạng viêm các khớp. Việc dư thừa các tinh thể này chủ yếu thông qua khẩu phần ăn nhiều purin thực phẩm.
Thêm nữa, người uống nhiều bia, rượu làm tăng lactate trong máu, giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận. Đây là cơ sở để acid trong máu tăng gây nên cơn gút cấp. Người càng uống nhiều bia rượu càng có nguy cơ cao mắc bệnh. Do vậy, tỷ lệ bị gút ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới sau tuổi 40.
2. Đi tìm lời giải cho vấn đề “Người bị bệnh gút kiêng gì”
Như đã đề cập, bệnh nhân gout trong thời gian điều trị sẽ được yêu cầu kiêng những đồ ăn chứa nhiều đạm và nhân purin. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh điển hình.
Thịt đỏ
Bò, lợn, dê,… là những loại thịt đỏ có hàm lượng đạm cao, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng và gây ra gút. Chưa kể trải qua quá trình tiêu hóa, xúc tác enzim làm chuyển hóa nhân purin mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng không nên loại hẳn thịt đỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày, bởi chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một lượng vừa đủ cho mỗi ngày, mỗi tuần sẽ tốt cho sức khỏe người bệnh. Thịt đỏ chín kỹ, được nấu kiểu kho, luộc, hấp sẽ hạn chế tối đa lượng mỡ nạp vào.
Nội tạng động vật
Nội tạng chứa nhiều đạm, khoáng, vitamin nhóm B, purin,… Đối với người bệnh gút có thể khiến bệnh trở nặng, sưng đau hơn.
Thịt ngỗng, gà tây
Hai loại thịt này mang trong mình khoáng chất, acid amin, photpho, purin. Hàm lượng vừa đủ thịt gà sẽ giúp cơ thể đủ dinh dưỡng mà không bị tăng purin.
Hải sản
Các động vật có vỏ, cá ngừ, cá trích,.. chứa lượng đạm và purin cao, cần hạn chế với người bị gout.
Rượu, bia, nước ngọt
Những đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn chế biến sẵn
Nem chua, lạp xưởng, thịt hộp, xúc xích,… được xem là “khắc tinh” của người mắc bệnh này. Thay vào đó, bệnh nhân nên dùng đồ tươi, tự chế biến, đảm bảo cân bằng lượng chất cung cấp cho cơ thể.
Rau có purin cao
Rau xanh luôn là nguồn thực phẩm tốt cho mọi người. Tuy nhiên với người bệnh gút nên tránh dùng quá nhiều các loại đậu, rau củ quả giàu purin. Đậu đen, đậu phộng, đậu trắng, cải xoăn, su hào,… là những thức nổi bật.
3. “Bỏ túi” lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân gout
Những thực phẩm cần tránh là như trên, vậy đâu là những đồ ăn tốt cho thể trạng của người bệnh gout?
3.1. Nguyên tắc dinh dưỡng
Tham khảo một nguyên tắc dinh dưỡng tiêu chuẩn của bệnh nhân bị gout như sau:
– Đạm (protein): 1g/kg cân nặng/ngày. Nếu bệnh nhân có biến chứng về thận như suy thận cấp tính/mạn tính, viêm cầu thận sẽ cần giảm bớt lượng đạm xuống. Thực phẩm bổ sung protein cần chọn loại ít purin.
– Năng lượng: 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày, ít hơn đối với người béo phì
– Chất béo: Chiếm từ 20 -22% tổng số năng lượng cả ngày, Cholesterol < 300mg/ngày
– Nước: Trên 2 lít/ ngày
– Vitamin và muối khoáng vừa đủ
Thực tế, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà chuyên gia có thể tư vấn chế độ phù hợp nhất.
3.2. Người bị gút nên ăn gì?
Gợi ý những nhóm thực phẩm, loại thực phẩm tốt mà bệnh nhân gout có thể sử dụng:
– Trái cây: Dâu, táo, cherry,… các loại hoa quả chua nhẹ, vừa đủ vitamin C và chất chống oxi hóa
– Thịt trắng: Thịt cá sông, thịt ức gà,…
– Dầu oliu, dầu thực vật
– Trứng
– Cafe đen vừa đủ
– Trà xanh
– Rau củ: Cà tím, rau ngót, cải xanh, khoai tây, đậu hà lan, nấm,…
– Ngũ cốc nguyên cám: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch
– Chế phẩm từ sữa và đậu nành: Phomai, bơ, sữa chua, váng sữa, kem tươi,…
– Nước lọc: 2 – 2.5l mỗi ngày
Kết lại, bài viết hy vọng giúp ích phần nào cho những bệnh nhân biết bệnh gút kiêng gì, có thêm nhiều gợi ý khoa học trong dinh dưỡng, giúp ích quá trình điều trị căn bệnh nan giải này.