Có đến 90% phụ nữ từng gặp các vấn đề về phụ khoa, âm đạo. Trong đó, hiện tượng ngứa mép âm đạo diễn ra ở rất nhiều người. Vậy hiện tượng này thể hiện bệnh lý phụ khoa nào? Tình trạng này có đang cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào không?
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng ngứa tại mép của âm đạo
Âm đạo được bảo vệ, che chắn bởi âm hộ. Chức năng của âm đạo gồm có:
– Là nơi giải phóng, giúp máu kinh có thể thoát ra ngoài.
– Có tính đàn hồi, từ đó hỗ trợ quá trình giao hợp diễn ra thuận lợi hơn, đưa cảm xúc của chị em phụ nữ lên cao trong quá trình quan hệ tình dục.
– Kích thích thành niêm mạc tiết dịch nhầy, đặc biệt là khi quan hệ tình dục, giúp quá trình ma sát với dương vật dễ dàng hơn.
– Là con đường để các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành khám, kiểm tra, đánh giá tình trạng các cơ quan, bộ phận sâu bên trong, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Mép âm đạo là phần da mỏng hai bên âm đạo, cũng là phần tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài. Bởi vậy, đây là vị trí dễ bị vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn tấn công.
Ngứa mép âm đạo có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng phụ nữ nào, kể cả những người đã hoặc chưa từng quan hệ tình dục. Ban đầu, cơn ngứa có thể chỉ hơi bứt rứt nhưng càng về sau càng dữ dội hơn, thậm chí có thể kèm theo nổi mụn sinh dục, đau, rát khi quan hệ hoặc khi đi tiểu tiện.
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngứa mép âm đạo? Tình trạng này cho biết bệnh lý nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng ngứa tại hai mép âm đạo là một trong những dấu hiệu bệnh phụ khoa mà chị em rất chủ quan. Đa phần chị em đều cho rằng việc ngứa vùng kín, âm đạo chỉ là triệu chứng viêm nhiễm tạm thời do vệ sinh chưa sạch, chưa đúng cách.
2.1. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngứa mép âm đạo?
Thực tế, tình trạng ngứa vùng nhạy cảm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không riêng gì vấn đề vệ sinh vùng kín:
– Vệ sinh vùng kín sai cách, không đảm bảo làm sạch vùng kín: Do âm đạo có tuyến tiết dịch nhầy nên hai mép “cô bé” thường xuyên ẩm ướt. Độ ẩm, nhiệt độ tại đây trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm và tạp khuẩn tấn công. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ, không chú ý sử dụng đúng những loại dung dịch vệ sinh phù hợp, môi trường âm đạo rất dễ bị mất cân bằng, dẫn đến viêm nhiễm và gây ra tình trạng ngứa ngáy.
– Dị ứng với một số thành phần hóa chất không tốt cho da: Không chỉ do sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần hóa chất gây kích ứng, ngay cả các loại nước xả vải, bột giặt, nước giặt còn sót lại trên đồ lót, quần áo cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng, dị ứng và khiến cho “cô bé” bị mẩn ngứa.
– Do quan hệ tình dục, giao hợp không đảm bảo an toàn: Quan hệ tình dục, giao hợp không sử dụng bao cao su sẽ khiến cho vi khuẩn từ dương vật của bạn tình dễ dàng tiếp xúc và lây lan sang âm đạo. Từ đó, mép âm đạo sẽ ngày càng ngứa, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Do mắc các bệnh xã hội: Việc quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà,… Từ đó, các triệu chứng tổn thương âm đạo cũng diễn ra, bao gồm cả ngứa âm đạo.
2.2. Ngứa mép âm đạo là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa nào?
Những triệu chứng bất thường tại âm đạo đều cho biết chị em đang mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Tương tự, ngứa tại hai mép âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa:
– Viêm âm đạo: Dấu hiệu nhận biết điển hình của viêm âm đạo chính là ngứa vùng kín. Đặc biệt, với những trường hợp nhiễm khuẩn, nấm, tình trạng ngứa càng nghiêm trọng hơn. Ban đầu, khi vi khuẩn và nấm chưa xâm nhập sâu, mép âm đạo có thể chỉ ngứa râm ran. Tuy nhiên, khi âm đạo bắt đầu bị viêm nhiễm nặng, viêm tái đi tái lại, tình trạng ngứa ngáy càng tăng. Nhiều trường hợp ngứa dai dẳng không dứt.
– Sùi mào gà: Virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Bệnh có thể đi kèm các u nhú tại bộ phận sinh dục, những cơn ngứa gây đau, rát âm đạo. U nhú ngày càng phát triển, mọc thành cụm, nhìn giống như mào gà. Dần dần, chúng có thể phát triển, trở nên to hơn và có dịch mủ bên trong. Những nốt sùi này mọc nhiều nhất ở môi lớn, môi bé, hai mép của âm đạo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể tạo thành biến chứng ung thư cổ tử cung, thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn.
– Lậu: Vi khuẩn lậu thường lây nhiễm khi phát sinh quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh lậu là ngứa âm hộ, âm đạo dữ dội. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ lan sâu vào cơ quan sinh dục và gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
– Rận mu: Lông mu mọc dài, rậm, là môi trường lý tưởng để rận mu sinh sôi và phát triển. Sau khi ký sinh thành công, rận mu sẽ tiếp tục sinh sôi và tăng số lượng rất nhanh, gây ngứa ngáy không ngừng cho người bệnh. Điều trị rận mu mất rất nhiều thời gian và thường rất khó khăn.
3. Ngứa, đau tại mép âm đạo có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ thông tin, tình trạng ngứa mép âm đạo có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào những nguyên nhân đó mà người bệnh có thể xác định được vấn đề của mình có nghiêm trọng không, nguy hiểm không.
Nếu tình trạng ngứa ngáy dai dẳng, kéo dài, rất có thể chị em đã bị viêm nhiễm nặng. Tình trạng viêm thường xuyên tái phát có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, chuyện “chăn gối” và cả khả năng sinh sản sau này.
Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng mép âm đạo bị ngứa lại là tiền đề gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, cổ tử cung, từ đó làm suy giảm sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
4. Ngứa mép âm đạo, chị em phải làm gì?
Việc đầu tiên chị em cần làm khi gặp tình trạng mép âm đạo bị ngứa là đi khám và nhận chỉ định từ bác sĩ. Rất nhiều người chủ quan, cho rằng tình trạng ngứa ngáy chỉ là do bản thân đã lơ đễnh trong vấn đề vệ sinh vùng kín hàng ngày. Từ đó, ngứa càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, mức độ nặng và thường xuyên hơn.
Sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa Phụ thăm khám và đưa ra chẩn đoán, nắm được nguyên nhân bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khác. Đặc biệt, với những bệnh nhân tùy tiện sử dụng các biện pháp điều trị theo đông y, sử dụng thảo dược, nếu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, vùng kín sẽ ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn, gây ngứa ngáy, đau đớn nhiều hơn.
Để điều trị theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của ngứa tại hai mép âm đạo, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc đặc trị.
– Thuốc uống: Thuốc uống là dạng thuốc kháng sinh kèm theo một số hoạt chất giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện lượng dịch tiết âm đạo. Từ đó, đề kháng của chị em được nâng cao. Tình trạng viêm ngứa, khó chịu tại mép âm đạo cũng được cải thiện.
– Thuốc bôi, đặt âm đạo: Thuốc bôi, thuốc đặt phụ khoa là những loại kháng sinh điều trị tại chỗ. Bởi vậy, có thể nhận thấy rất rõ tác dụng của những loại thuốc này trên những trường hợp bệnh nhân viêm âm đạo, viêm vùng kín. Đặc biệt, khả năng giảm ngứa khi sử dụng thuốc đặt, thuốc bôi âm đạo rất nhanh cho hiệu quả.
Như vậy, những thông tin trên đây đã cho chị em hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa mép âm đạo, những nguyên nhân gây bệnh và một số bệnh lý phụ khoa điển hình cần cảnh giác. Để nắm bắt tốt tình trạng sức khỏe phụ khoa, đồng thời có phương án điều trị hiệu quả khi gặp vấn đề với bệnh, chị em hãy nhanh chóng đi khám, lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao để được chẩn đoán chính xác. Khi này, việc điều trị cũng sẽ đơn giản, dễ dàng và cho hiệu quả tốt hơn.