Răng hô là một dạng sai khớp cắn phổ biến có ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm. Do đó, kỹ thuật nẹp răng hô ngày càng trở nên phổ biến với nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục nhược điểm của răng hô, lấy lại nụ cười hoàn hảo.
Menu xem nhanh:
1. Các trường hợp răng hô cần phải niềng
Thông thường, răng hô có hai tình trạng phổ biến là:
– Răng hô do xương: do xương hàm trên nhô ra phía trước hoặc xương ở hàm dưới lùi sau so với tiêu chuẩn thẩm mỹ.
– Hàm hô do răng: răng bị chìa ra trước, vượt quá khoảng 2 – 3mm so với hàm dưới.
Với nẹp răng hô thường được chỉ định cho người hàm hô do răng. Những trường hợp hô nhẹ, nha sĩ sẽ tiến hành kéo toàn hàm, làm cung hàm tăng chiều rộng từ đó có khoảng, giảm chiều trước sau và giảm hô hiệu quả mà có thể sẽ không cần phải nhổ răng. Còn với trường hợp bị hô từ trung bình đến nặng nha sĩ phải kết hợp nhổ răng để tạo khoảng kéo lùi khối răng trước và kéo toàn hàm ra sau.
Trong khi đó, những trường hợp hô do xương hàm và rất nặng buộc phải can thiệp phẫu thuật mới cho kết quả tốt nhất. Phẫu thuật còn có thể chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có đường thở hẹp.
2. Những phương pháp nẹp răng hàm hô phổ biến
Trong trường hợp bị hô do răng thì niềng răng là giải pháp hiệu quả với nhiều phương pháp khác nhau:
– Niềng răng hô mắc cài kim loại: sử dụng dây cung và hệ thống mắc cài bằng kim loại để kéo các răng hô về đều vào đúng vị trí trên cung hàm. Chất liệu kim loại chắc chắn sẽ đảm bảo bền, ổn định giúp răng di chuyển nhanh và hiệu quả, rút ngắn thời gian đeo mắc cài.
– Niềng răng hô mắc cài sứ: giống với mắc cài kim loại là sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng để sắp đều răng. Tuy nhiên chất liệu mắc cài được làm bằng sứ có màu gần trùng với màu răng nên tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.
– Niềng răng hô bằng mắc cài mặt lưỡi: vị trí gắn mắc cài lại ở mặt trong thân răng, giúp tăng tính thẩm mỹ, tự tin khi giao tiếp tuy nhiên khá khó khăn trong việc vệ sinh hàng ngày.
– Niềng răng hô trong suốt: đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng chuỗi khay trong suốt Invisalign được thiết kế cho từng tình trạng răng khác nhau. Những khay này có thể tự tháo lắp được, thoải mái và rất khó phát hiện ngay cả khi tiếp xúc gần.
3. Quy trình niềng răng hô diễn ra như thế nào?
3.1 Thăm khám bác sĩ và tư vấn
Đầu tiên, trước khi quyết định niềng răng hay không, người bệnh sẽ kiểm tra khám tổng quát và xét nghiệm hình ảnh trong khoang miệng. Dựa trên kết quả này, bác sĩ điều trị sẽ phân tích về tình trạng răng miệng hiện tại, đồng thời tư vấn các phương pháp điều trị chỉnh nha thích hợp.
3.2 Đưa phác đồ điều trị nẹp răng hô
Sau khi người bệnh đồng ý với phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để kiểm tra khớp cắn. Từ đây, phác đồ điều trị chỉnh nha được thiết lập và bệnh nhân nhận quy trình chi tiết về thời gian niềng dự kiến, sự thay đổi của hàm răng, khuôn mặt theo từng giai đoạn cụ thể.
3.3 Vệ sinh và điều trị bệnh lý răng miệng
Trước khi thực hiện nẹp răng, người bệnh sẽ được làm sạch cao răng, loại bỏ các mảng bám. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể xử lý răng vỡ, răng hư tổn, những bệnh như viêm lợi hoặc nhổ răng nếu cần.
3.4 Gắn bộ nẹp răng hô
Với mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài mặt lưỡi, bác sĩ thực hiện gắn mắc cài và đeo dây cung cho bệnh nhân. Bộ niềng răng sẽ kéo răng lại đúng khớp cắn.
3.5 Theo dõi chỉnh nha trong khi nẹp răng hô
Trong quá trình nẹp răng hô, người bệnh cần phải tái khám định kỳ khoảng 1 tháng/lần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần tái khám, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và thực hiện các bước thay dây cung, đeo chun,… để đảm bảo răng di chuyển đúng.
3.6 Tháo niềng răng hô
Sau khi trải qua từ 12-15 tháng niềng răng, bác sĩ đánh giá hàm răng đã đều đẹp, khớp cắn chuẩn và tháo bộ niềng răng. Sau đó, người bệnh phải sử dụng hàm duy trì một thời gian để đảm bảo răng ổn định và tránh tình trạng răng lại dịch chuyển về vị trí cũ.
4. Cách chăm sóc sau khi nẹp răng hàm hô
Sau khi nắn chỉnh răng hô, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo răng được ổn định:
– Sử dụng hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế trường hợp dịch chuyển răng. Thông thường, thời gian đeo hàm duy trì sẽ dao động khoảng từ 6 – 12 tháng. Người niềng sẽ phải đeo từ 12 – 20 giờ mỗi ngày có thể vào ban đêm để đảm bảo răng luôn trong trạng thái ổn định. Cùng với đó cần chú ý về quá trình vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày, làm sạch bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng.
– Xây dựng thói quen tốt: tuyệt đối tránh xa những tật xấu như dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, mút tay, hút thuốc… có thể khiến cho răng dễ bị xô lệch sau khi niềng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
– Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ: thường khoảng 4 – 6 tháng người niềng răng được hẹn để được kiểm tra về tình trạng răng miệng đồng thời xử lý các vấn đề bất thường nếu có.
– Lựa chọn thực phẩm mềm: do sau khi tháo niềng, răng còn yếu và chưa ổn định. Chính vì thế nên lựa chọn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng như và tránh các thực phẩm dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho răng.
Phương pháp khắc phục hàm hô bằng nẹp răng đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và có sự hiểu biết chuyên sâu về sự phát triển và tăng trưởng răng hàm cũng như kỹ thuật lắp đặt dụng cụ chỉnh nha một cách chính xác. Do đó, nếu có ý định nẹp răng hô thì cần phải lựa chọn địa chỉ uy tín để có được kết quả tốt nhất.