Các bước niềng răng hô đúng chuẩn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng hô là tình trạng răng miệng khiến người bệnh vô cùng tự ti và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một trong những phương pháp điều trị tình trạng này chính là niềng răng. Vậy các bước niềng răng hô là gì?

1. Răng hô là gì?

Răng hô (răng vẩu) là một trong những dạng khớp cắn bị sai lệch, răng và xương hàm chìa ra cùng miệng và môi. Khi người bị răng hô ngậm miệng lại sẽ thấy khuôn miệng bị nhô ra. Răng hô gồm các trường hợp như:

– Bị hô do sự dịch chuyển của răng: Các răng đều mọc chìa ra phía trước.

– Bị hô do xương hàm dưới: Xương hàm dưới bị lùi ra phía sau, xương hàm trên ở đúng vị trí.

– Hô do xương hàm trên: Xương hàm trên bị nhô ra trước và xương hàm dưới vẫn đúng vị trí.

– Hô do cả xương hàm trên lẫn xương hàm dưới: Phần xương hàm trên bị nhô ra trước và phần xương hàm dưới lùi vào phía sau. Biểu hiện thường thấy nhất là răng mọc lệch lạc và kèm với tương quan hai hàm không hài hòa.

Răng hô

Răng hô (răng vẩu) khiến người bệnh vô cùng tự ti và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

2. Răng hô là do đâu?

Răng hô thường do những yếu tố từ xương, hàm và răng gây ra. Một số nguyên nhân khiến cho răng hô phải kể đến như:

2.1 Tỷ lệ răng và xương hàm không tương thích

Trong một số trường hợp, răng của bệnh nhân có kích thước quá lớn, tuy nhiên cung hàm lại không đủ chỗ. Điều này dẫn đến răng mọc lệch khỏi hướng thẳng đứng và nhô ra phía ngoài.

2.2 Có thói quen xấu

Nếu trẻ hay có những thói quen xấu như mút tay, ngậm ti giả…thường xuyên trong quá trình thay răng thì có thể khiến cho răng bị hô.

2.3 Di truyền

Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị hô thì khả năng cao là bé cũng sẽ gặp phải vấn đề này.

2.4 Bệnh lý xương hàm

Nếu xương hàm phát triển quá mức hoặc phát triển không bình thường thì có thể gây ra ình trạng hàm hô. Đây là tình trạng ở mức độ nặng và không thể xử lý bằng phương pháp thông thường.

3. Các bước niềng răng hô

Hiện nay, niềng răng được chia làm 2 loại: niềng răng có mắc cài và niềng răng không mắc cài. Các bước niềng răng được tiến hành như sau:

3.1 Thăm khám răng miệng tổng quát và chụp X-quang

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát của người bệnh để kiểm tra mức độ khuyết điểm răng hô của người bệnh, xem xét người bệnh có bệnh lý răng miệng nào cần điều trị dứt điểm trước khi niềng răng không. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang để thấy rõ được cấu trúc của răng, xác định nguyên nhân khiến răng bị hô.

các bước niềng răng hô

Thăm khám răng miệng tổng quát giúp bác sĩ kiểm tra được mức độ răng hô và điều trị bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành niềng

3.2 Lấy dấu hàm bệnh nhân và lên phác đồ niềng răng

Bác sĩ sẽ giới thiệu cho bệnh nhân các phương pháp niềng răng được ưa chuộng hiện nay (niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng nắp tự động, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt). Sau khi bệnh nhân đã chọn được phương pháp phù hợp thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm và gửi đến phòng Labo để sản xuất khí cụ chỉnh nha và cùng lên phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh.

3.3 Sản xuất khí cụ chỉnh nha

Với phương pháp niềng răng mắc cài, mẫu dấu hàm sẽ được chuyển đến các hãng chỉnh nha nước ngoài để thiết kế bộ mắc cài phù hợp. Thời gian sản xuất sẽ mất khoảng 1 tuần.

Với phương pháp niềng răng trong suốt, thông số kỹ thuật về răng của người bệnh sẽ được gửi đến trung tâm Invisalign tại Mỹ. Tại đây, kỹ thuật viên sẽ tiến hành quét và chuyển hình ảnh sang 3D. Với những hình ảnh này, bệnh nhân sẽ theo dõi được quá trình thay đổi của răng và hình ảnh của kết quả cuối trước khi niềng.

3.4 Gắn khí cụ chỉnh nha

Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tiến hành gắn khí cụ lên.

Với phương pháp niềng răng có mắc cài, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên bề mặt răng bằng keo chuyên dụng, đưa dây cung vào các rãnh của mắc cài và buộc chun (nếu cần).

Với phương pháp niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số thủ thuật (gắn attachment, dây chun liên hàm, pontic và đánh bóng răng), sau đó hướng dẫn bệnh nhân đeo khay niềng và cuối cùng giao đủ bộ khay niềng cho bệnh nhân cùng với hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

3.5 Tái khám định kỳ

Sau khi niềng răng, theo lịch của bác sĩ, người bệnh sẽ tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, tiến trình dịch chuyển của răng và kịp thời điều chỉnh (nếu cần).

Tái khám định kỳ

Bệnh nhân thực hiện tái khám định kỳ để kiểm tra tiến trình niềng răng và có những điều chỉnh vào từng giai đoạn

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “các bước niềng răng hô”. Cần lưu ý, để niềng răng hiệu quả và không xảy ra tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng, bạn hãy lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital