Viêm VA là một bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì bệnh dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ. Một trong những phương pháp hiệu quả để điều trị chính là nạo VA. Vậy nạo VA có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm VA
VA là một tổ chức bạch huyết, đã xuất hiện từ khi trẻ sinh ra. VA sẽ phát triển mạnh nhất vào giai đoạn 6 tháng – 4 tuổi và thoái triển vào giai đoạn sau. Chức năng của VA là chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus cho trẻ. Khi các tác nhân này ồ ạt xâm nhập vào và VA không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm VA sẽ diễn ra. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật nạo VA.
2. Khi nào cần nạo VA cho trẻ
Nạo VA sẽ được thực hiện trong các trường hợp như:
– Trẻ đã bị viêm VA và tái phát trên 5 lần/năm, mỗi lần tái phát sẽ kéo dài cả tháng.
– Đã thực hiện điều trị viêm VA bằng nội khoa nhưng không hiệu quả và có thể biến chứng như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa.
– VA bị viêm quá phát, không đỡ khi điều trị nội khoa, có thể bị ngưng thở khi ngủ, khiến cho trẻ khó nuốt, khó nói. Với trường hợp này, nếu bác sĩ nội soi sẽ cho kết quả bị viêm VA cấp 3 và 4.
Tuy nhiên, nạo VA chống chỉ định thực hiện trong một số trường hợp như: trẻ có bệnh về máu, bệnh tim mức độ nặng hay bệnh lao tiến triển. Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng sẽ được chống chỉ định tạm thời như: đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng, nhiễm một số loại virus, dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
3. Nạo VA có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ, nạo VA không phải là một kỹ thuật gây nguy hiểm tuy nhiên cần cân nhắc kỹ những yếu tố sau khi lựa chọn cơ sở y tế thực hiện nạo VA:
3.1 Cơ sở y tế thực hiện
Cơ sở y tế thực hiện cần phải được đảm bảo các yếu tố sau:
– Được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực.
– Nhận được những danh hiệu lớn, đứng top đầu các cơ sở y tế uy tín.
– Đông đảo khách hàng tin tưởng để thực hiện thăm khám và điều trị.
3.2 Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống trang thiết bị cũng là yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Với những cơ sở uy tín, hệ thống máy móc sẽ được nhập khẩu tại các nước có nền y khoa hàng đầu, phục vụ bệnh nhân với hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa, nạo VA còn được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn 1 chiều, để đảm bảo tiệt trùng tối đa và luôn cung cấp oxi tươi trong quá trình phẫu thuật.
3.3 Phương pháp thực hiện
Hiện nay, có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau nhưng một trong những phương pháp tân tiến nhất được sử dụng là công nghệ Plasma Plus. Plasma Plus có nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
– Dao plasma với thiết diện mỏng, có khả năng hàn được mạch máu dưới 1mm.
– Sử dụng lượng nhiệt thấp, không gây tổn thương các mô xung quanh.
– Lưỡi dao chỉ được dùng 1 lần duy nhất và tự huỷ sau khi ca mổ kết thúc.
– Bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong vòng 24h, có thể trở lại với công việc nhanh chóng.
– Có hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được công sức và thời gian cho bệnh nhân.
3.4 Tay nghề bác sĩ
Tay nghề của bác sĩ cũng chính là một yếu tố quan trọng góp phần giúp cho ca mổ đảm bảo được tính an toàn khi thực hiện. Với những bác sĩ tay nghề kém, các thao tác không được thực hiện nhanh, gọn và dứt khoát, chính vì vậy sau khi nạo VA, trẻ thường gặp những biến chứng nguy hiểm như chảy nhiều máu, vùng nạo bị nhiễm trùng, bị đau, vết thương khó lành….
3.5 Thể trạng của trẻ
Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ luôn được dặn dò kỹ lưỡng về việc nhịn ăn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật. Khi đã xác định trẻ đủ điều kiện, nạo VA mới được tiến hành. Thăm khám và kiểm tra ban đầu là bước vô cùng quan trọng, nếu bỏ qua sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc phẫu thuật cũng như sức khỏe của trẻ sau này.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giải đắp thắc mắc “nạo VA có nguy hiểm không“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nạo VA hay các bệnh lý tai mũi họng khác, hãy liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp nhé.